TƯ VẤN WRAP


Tiêu chuẩn WRAP là gì? Những Doanh nghiệp nào nên áp dụng Hệ thống Quản lý Trách nhiệm Xã hội WRAP? Làm thế nào để được tư vấn chứng nhận WRAP -HTQL Trách nhiệm xã hội cho ngành May mặc?


Còn hàng

WRAP là gì?

WRAP (Worldwide Responsible Accredited Production) – tên của Tổ chức công nhận trách nhiệm xã hội trong sản xuất toàn cầu.

WRAP được hình thành từ mong muốn thành lập một cơ quan độc lập và khách quan để giúp các nhà máy may mặc và giày dép trên thế giới xác nhận rằng họ đang hoạt động phù hợp với luật pháp địa phương và các tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận về các thực hành đạo đức tại nơi làm việc.

Vào giữa những năm 1990, khi một loạt các báo cáo phản ánh về bóc lột lao động xảy ra ở nhiều nhà máy may mặc trên thế giới, bao gồm giờ làm việc quá mức, điều kiện làm việc không an toàn, và sự từ chối một số lợi ích hợp pháp theo yêu cầu của người lao động. Nhận thấy rằng một hoàn cảnh như vậy có thể là mối nguy cho toàn bộ ngành công nghiệp may mặc, Hiệp hội sản xuất y phục Mỹ (nay là Hiệp hội y phục và da giày Mỹ) đã đề xuất sáng kiến lập ra một tổ chức thứ 3 độc lập với các ảnh hưởng của chính phủ hoặc công ty để xác định và giảm thiểu các điều kiện bóc lột người lao động ở các nhà máy trên toàn thế giới. WRAP đã chính thức được thành lập vào năm 2000.

Tư vấn xây dựng WRAP

Tư vấn xây dựng WRAP

12 Nguyên Tắc Của WRAP

Để giúp quý vị tìm hiểu về bộ quy tắc WRAP. Tư vấn NAPHA xin giới thiệu bản dịch của 12 nguyên tắc của WRAP như sau:

Nguyên Tắc WRAP dựa trên việc chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế chung, và các qui định nơi làm việc, luật lệ của quốc gia sở tại về môi trường làm việc, và bao gồm tinh thần hay ngôn ngữ của các công ước liên quan của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO).

1. Tuân thủ Luật pháp và các quy định có liên quan đến nơi làm việc.

Tất cả nhà máy sẽ tuân thủ toàn bộ với các yêu cầu của pháp luật và qui định trong ngành công nghiệp của họ theo qui định của luật địa phương và luật quốc gia tại nơi hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với các qui định quốc tế. Qui định bao gồm toàn bộ luật về lao động, cũng như luật về hoạt động kinh doanh nói chung, bao gồm qui định và tiêu chuẩn đạo đức chống tham nhũng, minh bạch, và luật về bảo vệ môi trường.

2. Nghiêm cấm sử dụng lao động cưỡng bức

Nhà máy sẽ duy trì việc làm trên cơ sở tự nguyện. Nhà máy sẽ không sử dụng bất kỳ lao động bị ép buộc, tù tội, gán nợ hay là nạn nhân của việc buôn bán lao động. Bao gồm cả việc đảm bảo công nhân được tuyển dụng theo hợp đồng lao động tuân thủ với tất cả qui định pháp luật và không áp đặt bất kỳ hình thức ép buộc nào (bao gồm việc phạt tiền hay giử giấy tờ cư trú khi công nhân thôi việc hay ngăn cấm việc tự nguyện chấm dứt làm việc của người lao động).

3. Nghiêm cấm sử dụng lao động trẻ em

Nhà máy sẽ đảm bảo họ không thuê bất kỳ hình thức lao động trẻ em, bao gồm nhưng không giới hạn, các hình thức công nhận của quốc tế về lao động trẻ em. Nhà máy có thể không thuê bất kỳ cá nhân nào ở độ tuổi trẻ hơn luật qui định và không nhỏ hơn 14 tuổi, mặc dù đươc luật pháp cho phép. Thêm vào đó, nhà máy phải tuân thủ qui định pháp luật về việc phổ cập giáo dục. Hơn nửa, nếu qui định pháp luật cho phép, nhà máy có thể tuyển lao động trẻ tuổi (những người có độ tuổi trong khoảng trên tuổi lao động tối thiểu và dưới 18 tuổi), nhà máy sẽ phải tuân thủ với các qui định về loại hình công việc và khối lượng công việc của các lao động trẻ tuổi, cũng như cũng như các qui định khác của luật, bao gồm đảm bảo công nhân trẻ tuổi không làm công việc nguy hiểm (vd: hóa chất, vận hành máy móc nặng)

4. Nghiêm cấm ngược đãi và quấy rối và lạm dụng lao động

Nhà máy phải đảm bảo môi trường làm việc không diễn ra sự quấy rối, lạm dụng từ các cấp quản lý hay đồng nghiệp hay bất cứ hình phạt thể xác nào dưới mọi hình thức.

5. Lương và Phúc Lợi

Nhà máy sẽ đảm bảo chi trả đúng cho nhân viên của họ về công việc của họ làm, bằng cách cung cấp đúng thời hạn trả lương và phúc lợi theo qui định của luật địa phương và luật quốc gia sở tại. Bao gồm tỷ lệ trả cho giờ làm việc tăng ca hay làm việc vào ngày lễ, cũng như các khoản phúc lợi, bao gồm bảo hiểm xã hội như luật yêu cầu.

6.Giờ làm việc

Giờ làm việc mỗi ngày và số ngày làm việc mỗi tuần không được vượt quá số giờ luật pháp qui định của nước sở tại. Nhà máy phải cung cấp ít nhất là 01 ngày nghỉ trong chu kỳ 07 ngày làm việc liên tục, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt trong tình huống kinh doanh khẩn cấp

7. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử

Nhà máy phải tuân thủ việc tuyển dụng, trả lương, thăng chức và chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động dựa trên năng lực làm việc, không được dựa trên các nguyên nhân về đặc điểm cá nhân hay niềm tin tôn giáo/tín ngưỡng.

8. An toàn lao động

Nhà máy phải cung cấp cho công nhân một môi trường làm việc an toàn và đảm bảo bảo vệ sức khoẻ. Trong trường hợp nếu cung cấp ký túc xá, nhà máy phải đảm bảo ký túc xá an toàn và bảo vệ sức khoẻ.

9. Tự do nghiệp đoàn và thoả ước lao động tập thể

Nhà máy phải thừa nhận và tôn trọng các quyền hợp pháp của công nhân có liên quan đến tự do nghiệp đoàn và thoả ước lao động tập thể.

10. Môi trường

Nhà máy phải tuân thủ các điều luật /quy định về môi trường và các tiêu chuẩn áp dụng cho lãnh vực nhà máy kinh doanh tại tất cả các địa điểm diễn ra hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình.

11. Tuân thủ luật hải quan

Nhà máy tuân thủ việc áp dụng pháp luật hải quan, và đặc biệt, sẽ thiết lập và duy trì các chương trình tuân thủ pháp luật hải quan liên quan đến vận chuyển/chuyển tải bất hợp pháp của sản phẩm hoàn thiện.

12. An ninh

Nhà máy phải duy trì các quy định an toàn để ngăn chặn sự đưa/chuyển giao những chuyến hàng không được kê khai rõ ràng ra nước ngoài (như thuốc gây nghiện, các chất sinh/hoá độc hại, chất nổ, và/hay là hàng lậu khác)

Nhà máy sẽ đảm bảo có đầy đủ cách thức kiểm soát ngăn ngừa hàng hóa không hợp pháp. Trong vấn đề này, WRAP nhìn nhận tiêu chuẩn C-TPAT Hướng Dẫn cho Nhà Sản Xuất Nước Ngoài cùa Hải Quan và Bảo Vệ Biên Giới (CBP) Mỹ như là chương trình tốt nhất, và đã sử dụng những hướng dẫn trên vào nguyên tắc này.

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN WRAP

1. Đăng ký chứng nhận WRAP

2. Tự đánh giá trước khi chính thức đánh giá WRAP

Các cơ sở hoàn thành việc tự đánh giá trước khi kỳ đánh giá cơ sở của họ để cho thấy rằng họ đã áp dụng các thực hành tuân thủ xã hội trong tối thiểu 90 ngày (đối với các cơ sở mới; các cơ sở muốn chứng nhận lại dự kiến sẽ phải tuân thủ trong suốt thời gian chứng nhận trước đó).

3. Tư vấn các tổ chức đánh giá WRAP

Sau khi gửi bản tự đánh giá trước khi đánh giá chính thức, cơ sở chọn tổ chức giám sát được WRAP công nhận (WRAP-accredited monitoring organization) để đánh giá cơ sở theo 12 Nguyên tắc của WRAP. Việc đánh giá phải được thông qua thành công trong vòng 6 tháng kể từ khi trả phí đăng ký để tránh phải đăng ký lại.

Xem Danh sách tổ chức đánh giá WRAP 

 4. Đánh giá WRAP

WRAP sẽ xem xét báo cáo đánh giá của người giám sát và quyết định việc có xác nhận cơ sở hay không. Nếu WRAP quyết định không cấp chứng nhận, cơ sở sẽ được thông báo về các sửa chữa cần được thực hiện và công ty giám sát sẽ tiến hành kiểm tra bổ sung. Nếu cơ sở không thực hiện thỏa đáng các khuyến nghị trong thời hạn sáu tháng ban đầu, thì phải thanh toán phí đăng ký lại (tức là thực hiện đăng ký lại và đóng lệ phí đăng ký như là đăng ký ban đầu). 

5. Tư vấn Chứng nhận WRAP

Có ba cấp chứng nhận WRAP là Bạch kim, Vàng và Bạc. Chứng chỉ được cấp cho một cơ sở được xác định bởi WRAP và tùy thuộc vào mức độ đánh giá cho thấy cam kết của quản lý và tuân thủ đầy đủ đối với các Nguyên tắc của WRAP.

CHỨNG NHẬN BẠCH KIM - PLATINUM (Có giá trị trong 2 năm)

Chứng nhận bạch kim được trao cho các cơ sở đã thể hiện sự tuân thủ đầy đủ với 12 Nguyên tắc của WRAP cho 3 lần đánh giá chứng nhận liên tiếp. Các cơ sở bạch kim phải vượt qua mọi cuộc đánh giá mà không cần phải có hành động khắc phục (corrective action) hoặc khuyến nghị cải tiến (observation) và duy trì chứng nhận liên tục mà không có khoảng cách giữa các giai đoạn chứng nhận.

CHỨNG NHẬN VÀNG - GOLD (Có giá trị trong 1 năm)

Chứng nhận vàng là cấp chứng nhận WRAP tiêu chuẩn (standard WRAP certification level), được trao cho các cơ sở thể hiện sự tuân thủ đầy đủ với 12 Nguyên tắc của WRAP.

CHỨNG NHẬN BẠC - SILVER (Có giá trị trong 6 tháng)

Một cơ sở có thể yêu cầu chứng chỉ Bạc nếu một cuộc đánh giá cho thấy rằng cơ sở đã tuân thủ đáng kể với 12 Nguyên tắc của WRAP, nhưng có những điều không tuân thủ nhỏ trong chính sách, thủ tục hoặc đào tạo phải được giải quyết. Các cơ sở có thể không có bất kỳ sự không tuân thủ "cờ đỏ" ("red flag") nào (bao gồm lao động trẻ em, các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe & an toàn hoặc các vấn đề môi trường; lao động tù nhân, cưỡng bức hoặc lao động không tự nguyện; hoặc quấy rối hoặc lạm dụng nhân viên) và phải chứng minh rằng nhân viên được trả ít nhất mức lương tối thiểu hợp pháp và bất kỳ khoản chi trả làm thêm giờ cần thiết nào. Các cơ sở mong muốn có chứng chỉ Bạc phải đệ trình yêu cầu bằng văn bản gửi tới trụ sở của WRAP, gửi kế hoạch hành động khắc phục bao gồm mọi bằng chứng khắc phục cùng với yêu cầu này. Hội đồng Đánh giá WRAP cũng có thể đề nghị chứng nhận Bạc nếu cơ sở gặp khó khăn trong việc đạt được sự tuân thủ đầy đủ hoặc có các yếu tố rủi ro khác có thể ngăn cản họ tuân thủ trong toàn bộ thời gian của chứng nhận Vàng. Một cơ sở có thể được trao không quá 3 chứng nhận Bạc liên tiếp.

Chính sách hủy chứng nhận của WRAP

Các cơ sở được chứng nhận WRAP phải tuân thủ đầy đủ 12 Nguyên tắc của WRAP trong thời gian chứng nhận hoặc họ có thể phải bị hủy chứng nhận. Một cơ sở có thể bị hủy chứng nhận trong các trường hợp sau đây:

- Vi phạm liên quan đến các vấn đề trong chính sách không khoan nhượng (xem bên dưới)

- Không cho phép đánh giá viên thực hiện đánh giá sau chứng nhận (Post-Certification Audit -PCA)

- Từ chối thực hiện quy trình khắc phục để sửa các lỗi không tuân thủ được tìm thấy trong PCA

- Không sửa các lỗi không tuân thủ được tìm thấy trong PCA một cách kịp thời

Chính sách không khoan nhượng của WRAP

Nếu bất cứ lúc nào, WRAP biết rằng bất kỳ nhà máy nào trong chương trình WRAP tham gia hoặc liên quan đến bất kỳ vấn đề nào về Không khoan nhượng dưới đây, nhà máy sẽ tự động bị hủy chứng nhận (nếu có) và bị cấm tham gia chương trình WRAP trong mọi khả năng mà không có tùy chọn để trở lại cũng như không được chứng nhận trong tương lai.

- Vi phạm nhân quyền có chủ ý và đang diễn ra, bao gồm:

+ Lao động trẻ em, bao gồm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (nô lệ, lao động cưỡng bức, buôn bán, nông nô, tù nợ, mại dâm, khiêu dâm, làm việc liên quan đến trẻ em trong hoạt động bất hợp pháp hoặc làm việc có khả năng gây hại cho trẻ em về thể chất hoặc đạo đức)

+ Lao động cưỡng bức (lao động theo ràng buộc, không cho phép người lao động tự ý rời đi (nghỉ việc), bắt buộc phải làm thêm giờ)

+ Đối xử vô nhân đạo (sử dụng các mối đe dọa gây tổn hại về thể chất hoặc trừng phạt thân thể, ép buộc về tinh thần hoặc thể xác).

- Hành động phi đạo đức khuyến khích (các) đánh giá viên thỏa hiệp tính toàn vẹn, độc lập của họ

- Đe dọa gây tổn hại về thể chất đối với nhóm đánh giá

- Trình bày sai chứng chỉ hoặc báo cáo đánh giá (tức là chứng chỉ hoặc báo cáo giả mạo bị thay đổi hoặc giả mạo)

- Trình bày sai các quy trình sản xuất (nghĩa là ẩn / giấu các đánh giá viên về toàn bộ / một phần các khu vực sản xuất và / hoặc các quá trình)

Dịch vụ tư vấn WRAP

Thay vì doanh nghiệp bạn phải mất thời gian công sức và tiền bạc để có được kiến thức và bài học xây dựng hệ thống quản lý. Bạn hãy liên hệ với tư vấn NAPHA chuyên gia tư vấn đào tạo của chúng tôi là những người đã có sẵn kiến thức, kinh nghiệm bạn cần. 

Đứng ở vị trí của một nhà quản trị hoặc một người lãnh đạo luôn muốn công ty mình ngày càng phát triển và đem lại giá trị thương hiệu cho mình, Tư vấn NAPHA thấu hiểu – và sẽ giúp bạn thực hiện thành công việc thiết lập và áp dụng hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội theo WRAP.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ GỌI NGAY QUA HOTLINE: 0938.161.564

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐÀO TẠO NAPHA

Địa chỉ Tầng 8, Cao Thắng Mall, 19 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Email: tuvannapha@gmail.com

Sản phẩm liên quan

TƯ VẤN BSCI

BSCI là gì? Những Doanh nghiệp nào nên áp dụng Hệ thống Quản lý Trách nhiệm Xã hội BSCI? Làm thế nào để được tư vấn chứng nhận BSCI?

TƯ VẤN SEDEX - SMETA

Tiêu chuẩn Sedex-Smeta là gì? Những Doanh nghiệp nào nên áp dụng Hệ thống Quản lý Trách nhiệm Xã hội Sedex-Smeta? Làm thế nào để được tư vấn chứng nhận Sedex-Smeta?

TƯ VẤN WCA

Tiêu chuẩn WCA là gì? Những Doanh nghiệp nào nên áp dụng Hệ thống Quản lý Trách nhiệm Xã hội WCA - Điều kiện nơi làm việc? Làm thế nào để được tư vấn chứng nhận WCA -Điều kiện nơi làm việc cho ngành May mặc, Quà tặng, Đồ Chơi...?

TƯ VẤN RBA

Tiêu chuẩn RBA là gì? Những Doanh nghiệp nào nên áp dụng Quy tắc Ứng xử RBA? Làm thế nào để được tư vấn chứng nhận RBA- Quy tắc Ứng xử cho các nhà cung ứng trong chuỗi cung ứng Điện tử toàn cầu.
Đã thêm vào giỏ hàng