Những yêu cầu nào của tiêu chuẩn ISO 9001:2005 thường bị doanh nghiệp bỏ qua khi đưa vào áp dụng?

Một số những yêu cầu phổ biến nhất của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 thường bị bỏ qua trong quá trính áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phiên bản mới là gì?

Một số những yêu cầu phổ biến nhất của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 thường bị bỏ qua là năng lực (Competence), thông tin dạng văn bản (Documented Information) và rủi ro (Risk).

 Năng lực (Competence)

Điều khoản 7.2.c  của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 nêu rõ "Tổ chức phải thực hiện các hành động để đạt được năng lực cần thiết và đánh giá hiệu lực của những hành động được thực hiện." Điều này có nghĩa rằng nếu một nhân viên được đào tạo, tổ chức phải đánh giá được việc đào tạo đó có đạt được hiệu quả hay không. Việc đánh giá có thể ở dưới mọi hình thức như quan sát công việc thực hiện, kiểm tra hoặc thông qua bảng câu hỏi. Lưu lại thông tin bằng văn bản thích hợp, chẳng hạn như một chứng chỉ hoặc lĩnh vực hình thức đào tạo, làm bằng chứng về năng lực (7,2 d). 

Nhiều tổ chức cho rằng nếu một người được đào tạo đương nhiên họ được coi là có năng lực. Sự thật là một số người mà được huấn luyện đào tạo có thể vẫn không có năng lực trong lĩnh vực mà họ đã được đào tạo. Nếu tổ chức không có hành động được thực hiện để xác nhận năng lực sau đào tạo là có rủi ro bị lỗi hoặc hiệu quả kém. 

Thông tin dạng văn bản (Documented Information)

Điều khoản 7.5.2 b của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 yêu cầu khi tạo lập và cập nhật thông tin dạng văn bản tổ chức phải đảm bảo sự thích hợp của định dạng và phương tiện truyền thông.  Thông tin dạng văn bản được hiểu là thông tin được kiểm soát như thủ tục, các biểu mẫu hoặc hồ sơ. Định dạng thích hợp có thể bao gồm cả ngôn ngữ. Ví dụ, nếu bạn có một nhân viên nói tiếng Tây Ban Nha thực hiện công việc đòi hỏi phải đọc một thủ tục thì yêu cầu thủ tục đó phải cung cấp sẵn bằng tiếng Tây Ba Nha. Một ví dụ của việc sử dụng phương tiện truyền thông thích hợp có thể là tài liệu kiểm soát của bạn là tất cả các bản điện tử, nhưng một số nhân viên kho hoặc sản xuất của bạn không có quyền truy cập vào máy tính để lấy các tài liệu này. Vì vậy, bạn sẽ cần phải có bản sao bằng giấy được kiểm soát sẵn có. 

Rủi ro (Risk)

Rủi ro thường bị bỏ qua đơn giản chỉ vì doanh nghiệp bạn đã quen với việc chứng nhận phiên bản cũ tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 và khi chuyển sang phiên bản mới ISO 9001:2015 không quen với khái niệm này. Đơn giản hơn nó được tuân thủ trong các yêu cầu liên quan đến rủi ro. Bạn cần phải xác định những rủi ro của bạn, có những hành động để giảm thiểu những rủi ro và đánh giá hiệu quả của những hành động này.

Quản lý rủi ro và tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Các công cụ để giúp bạn thực hiện đánh giá rủi ro bao gồm các ma trận khả năng tác động, FMEA (Phân tích tác động và hình thức sai lỗi) hoặc cây phân tích lỗi... Những công cụ này sẽ giúp bạn xác định những rủi ro của bạn và những người có liên quan, nhưng bạn cũng sẽ cần phải phát triển một quy trình để đảm bảo các hoạt động được thực hiện đối với những rủi ro có ảnh hưởng đáng kể và làm thế nào đánh giá được những hành động này.

Trên đây là các yêu cầu mà các doanh nghiệp cần lưu ý để không bị bỏ qua khi áp dụng phiên bản mới tiêu chuẩn ISO 9001:2015

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ GỌI NGAY QUA HOTLINE: 0938.161.564

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐÀO TẠO NAPHA

Địa chỉ Tầng 8, Cao Thắng Mall, 19 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Email: tuvannapha@gmail.com


Tin tức liên quan

Sự khác biệt giữa đánh giá Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SEDEX và BSCI  là gì?
Sự khác biệt giữa đánh giá Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SEDEX và BSCI là gì?

2552 Lượt xem

Đánh giá BSCI và đánh giá Sedex là những tiêu chuẩn đánh giá nhiều nhất mà chúng tôi có thể nghe thấy. Vậy điểm giống và khác nhau giữa Sedex và BSCI là gì?

7 Loại Lãng Phí Do Toyota Phát Hiện Trong 5S
7 Loại Lãng Phí Do Toyota Phát Hiện Trong 5S

6262 Lượt xem

Tư vấn 5S - 5S có thể được sử dụng để thiết lập các quy tắc nhằm lưu trữ, xác định không gian và địa điểm. Những quy định này phải được thông báo rộng rãi để mọi người biết ở đâu, tại sao và trong bao lâu. Trong khi liên tục cải thiện tình trạng này, các quy định phải được cập nhật và áp dụng vào các trạng thái mới nhất.
Tư Vấn Chứng Nhận Chuyển Đổi ISO: Sự Khác Nhau Giữa ISO 22000:2005 Với ISO 22000:2018
Tư Vấn Chứng Nhận Chuyển Đổi ISO: Sự Khác Nhau Giữa ISO 22000:2005 Với ISO 22000:2018

1716 Lượt xem

Để dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 14001, ...) đang áp dụng rộng rãi, ngày 19/6/ 2018, tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được ban hành và tuân thủ theo cấu trúc mức cao (HLS). ISO 22000:2018 được xây dựng trên nền tảng cơ bản của ISO 22000:2005 nên việc triển khai, áp dụng, nâng cấp đối với các tổ chức đã áp dụng phiên bản ISO 22000:2005 là rất thuận lợi.
Tiêu chuẩn ISO/TS16949 sắp có phiên bản mới vào tháng 10/2016?
Tiêu chuẩn ISO/TS16949 sắp có phiên bản mới vào tháng 10/2016?

2632 Lượt xem

Tin hot về Tiêu chuẩn Hệ thống Quản Lý Chất lượng ISO/TS16949 mà các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô cần phải biết

NHỮNG THUẬN LỢI CỦA DOANH NGHIỆP KHI ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ISO 22000:2018
NHỮNG THUẬN LỢI CỦA DOANH NGHIỆP KHI ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ISO 22000:2018

885 Lượt xem

Hiện nay, hàng ngày chúng ta phải đối mặt với thực phẩm bẩn, không đảm bảo chất lượng và đã có nhiều vụ ngộ độc thực phẩm. Do đó, người tiêu dùng rất quan tâm đến việc đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm. Thấu hiểu vấn đề này, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 khi xây dựng Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm, đây là cách chứng minh rất hiệu quả về an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm của doanh nghiệp.

Lợi ích của áp dụng tiêu chuẩn 5S trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng cho doanh nghiệp
Lợi ích của áp dụng tiêu chuẩn 5S trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng cho doanh nghiệp

3731 Lượt xem

Một nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ, an toàn sức khỏe; một không khí làm việc tập thể cởi mở; tinh thần hăng say – đó là những gì mà tiêu chuẩn 5S đem lại
KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP KHI ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ISO 22000:2018
KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP KHI ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ISO 22000:2018

1072 Lượt xem

Ở phần này tư vấn Napha xin nêu ra một số khó khăn của doanh nghiệp khi áp dụng ISO 22000:2018 cũng như đưa ra một số giải pháp trong quá trình tư vấn đào tạo ISO 22000:2018 cho ngành thực phẩm mà tư vấn Napha rút ra được để giải quyết các khó khăn này cho các doanh nghiệp thực phẩm.

4 Bước Xác Định Và Đánh Giá Các Khía Cạnh Môi Trường Được Áp Dụng Khi Tư Vấn ISO 14001:2015
4 Bước Xác Định Và Đánh Giá Các Khía Cạnh Môi Trường Được Áp Dụng Khi Tư Vấn ISO 14001:2015

4845 Lượt xem

Các khía cạnh môi trường quan trọng là trọng tâm chính của hệ thống quản lý môi trường của tổ chức bạn mà tư vấn ISO 14001:2015 cần biết để triên khai áp dụng


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng