Bạn có tin tưởng vào thực phẩm bạn ăn hay không? Chương trình chứng nhận ISO 22000 & FSSC 22000 mang lại lợi ích gì?

An toàn thực phẩm là điều mà chúng ta cho là cấp thiết trong cuộc sống và chương trình chứng nhận ISO 22000 & FSSC 22000 mang lại lợi ích gì

Ngành công nghiệp thực phẩm toàn cầu chưa bao giờ phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ những sản phẩm sữa bị hư sang thịt bò bị nhiễm độc, các trường hợp có quy mô lớn đều làm giảm đi niềm tin của người tiêu dùng, trong khi đó các công ty hàng đầu đang nỗ lực hết mình để khôi phục lại niềm tin đã mất. Vì vậy, làm thế nào để biết được thực phẩm của bạn là có đáng tin cậy hay không?

An toàn thực phẩm là điều mà chúng ta thường coi là cấp thiết trong cuộc sống. Khi chúng ta cân nhắc lựa chọn các sản phẩm trong siêu thị để chọn những loại thực phẩm và đồ uống cho nhu cầu hàng tuần, hầu hết chúng ta đều tin tưởng và mong đợi rằng chất lượng của các gói thực phẩm được trưng bày sẽ giống như các thông tin trên nhãn dán. Nguồn gốc của thực phẩm là một điều mà chúng ta hiếm khi đặt câu hỏi. Nhưng có phải là tất cả mọi thứ chúng ta ăn và uống thật sự giống như những gì chúng ta nghĩ hay không?

Hậu quả của việc gian lận thực phẩm được ước tính là để bán cho các nhà bán lẻ lương thực hợp pháp với mức tiền lên đến 15 tỷ USD mỗi năm.

Vụ bê bối về thịt ngựa đã phá vỡ lòng tin của người tiêu dùng đối với ngành công nghiệp thực phẩm. Nó đã làm nổi bật toàn bộ vấn đề an toàn thực phẩm và các vi phạm về thực phẩm, phơi bày các đường dây sai trái có khả năng xảy ra trong những chuỗi cung ứng phức tạp ngày càng tăng của ngành công nghiệp thực phẩm, điều mà tạo ra tiềm năng to lớn cho bọn tội phạm để tiếp tục những hành động sai trái của họ.

Đây là một vấn đề toàn Châu Âu, với các sản phẩm thịt, từ các loại thịt có sẵn cho đến bánh mì thịt bò, được phát hiện là bị trộn lẫn với thịt ngựa và thịt lợn. Vụ bê bối nổ ra sau khi các cuộc thử nghiệm được tiến hành bởi Cơ quan Thực phẩm của người Ailen về một loạt các sản phẩm thịt được bán tại các siêu thị lớn. Trước đó, không có bất kì cuộc thử nghiệm nào được thực hiện vì không ai ngờ rằng thịt ngựa và thịt lợn lại được tìm thấy trong các sản phẩm thịt bò.

Ví dụ ở nước Anh, sau vụ tai tiếng về thịt ngựa, một cuộc đánh giá độc lập về hệ thống thực phẩm đã kêu gọi một sự xem xét khẩn cấp về cách thức kiểm soát hệ thống thực phẩm. Cuối cùng, các khuyến cáo trong báo cáo đã dẫn đến việc thành lập Cơ quan Tội phạm Thực phẩm Quốc gia. Cơ quan này làm việc không chỉ với lực lượng cảnh sát trên khắp nước Anh mà còn với Europol và Mạng lưới Gian lận Thực phẩm liên kết các cơ quan an toàn thực phẩm trên khắp châu Âu.

Cuộc đấu tranh chống gian lận thực phẩm

 

Gian lận thực phẩm đã xảy ra được khoảng một thời gian dài và số tiền liên quan đến vấn đề này rất lớn. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất hàng tạp hóa, hậu quả của vụ gian lận này được ước tính trả cho các nhà bán lẻ thực phẩm lên tới 15 tỷ USD mỗi năm. Việc gian lận trong các thành phần thực phẩm là một thực tiễn phổ biến trên toàn thế giới. Nhưng quy mô của sự gian lận có thể khiến chúng tôi bị giật mình. Ví dụ ở Ý, dầu ô liu chất lượng kém bị coi như là dầu olive cao cấp; Ở Hoa Kỳ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã cảnh báo người tiêu dùng rằng phô mai có nhãn dán "100% Parmesan" có thể được tạo ra bởi chất thay thế kém chất lượng hơn, chẳng hạn như pho mát không chất lượng hoặc thậm chí là bột gỗ. Và cá mà bạn thưởng thức có thể đã được tiêm nước mặn.

Việc sử dụng các thành phần kém chất lượng là một điều, nhưng sự gian lận thực phẩm cũng là một khía cạnh đen tối hơn. Vào đầu những năm 1980, hàng trăm người ở Tây Ban Nha đã chết vì sử dụng dầu ăn bị nhiễm độc. Và gần đây hơn, ở Trung Quốc, một loại hóa chất công nghiệp tên là "melamine" đã được tìm thấy trong sữa bột trẻ em, dẫn đến tử vong và hàng ngàn trẻ sơ sinh phải nhập viện.

Trong những thập kỷ qua, chuỗi cung ứng thực phẩm ngày càng phức tạp và nhiều loại sản phẩm của ngày nay đã nhiều lần vượt qua ranh giới quốc gia, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho bọn tội phạm thực hiện việc gian lận thực phẩm. Cụ thể, theo một bài báo trên tờ Financial Times, trung bình một cá tuyết có thể đi được 10 000 dặm trước khi nó kết thúc sự sống. Nó có thể bị bắt ở Biển Bering, sau đó được chuẩn bị và đông lạnh tại một nhà máy ở miền đông Trung Quốc, rồi được đưa lên tàu chở hàng để chế biến ở châu Âu hoặc Mỹ. Cuối cùng, nó đã trải qua một cuộc hành trình để trở thành như một món cá trên đĩa ở Moscow. Cuộc hành trình từ trang trại đến bàn ăn đã liên quan đến rất nhiều bàn tay, và chính điều này đã tạo cơ hội để bọn tội phạm có thể tìm ra những điểm yếu trong chuỗi cung ứng và thực hiện hành vi của mình.

Cùng với sự gia tăng dân số trên toàn cầu, thì thế giới cũng đang ngày càng trở nên phức tạp và kết nối với nhau. Chính vì thế, cần có một yêu cầu rõ ràng, khẩn cấp và bắt buộc để chuẩn hóa các quy định ở mức độ quốc tế. Gian lận thực phẩm đã trở nên phức tạp và khó phát hiện hơn. Ví dụ, sau vụ tai tiếng về thịt ngựa, các nhà chức trách vẫn đang cố gắng phối hợp với nhau để giải quyết các vấn đề này. Thực chất, cho đến nay chỉ có một vài vụ tố tụng và khuyến khích đưa tin tức về các bọn tội phạm thực phẩm.

Best in class

Quy mô của sư thách thức là rất lớn. Nguyên nhân bởi vì các siêu thị lớn bán hàng nghìn thực phẩm khác nhau và đồng thời các doanh nghiệp thực phẩm nhỏ hơn thì lại không có đủ nguồn lực để "kiểm soát" chặt chẽ chuỗi cung ứng. Chính vì áp lực lớn của việc sản xuất các loại thực phẩm với một mức giá cả phải chăng, nên ngày càng có nhiều sự cám dỗ khiến các vấn đề về sức khoẻ, an toàn và kiểm soát chất lượng không còn được coi là quan trọng. Và điều đó đặt ra nhiều áp lực cho chính phủ và các nhà quản lý thực phẩm. Vì vậy, những bài học gì đã được học từ năm 2013 và cần thực hiện những gì để có thể khôi phục lòng tin của người tiêu dùng?

ISOfocus đã đưa ra các quan điểm của họ với các chuyên gia ngành công nghiệp về những vấn đề này và những gì cần phải làm để lấy lại niềm tin của người tiêu dùng và đảm bảo rằng thực phẩm mà chúng ta đang mau là tốt cho sức khỏe và bổ dưỡng – và những gì mà tiêu chuẩn ISO 22000 có thể giúp ích được cho chúng ta.

Các tổ chức chứng nhận đóng một vai trò quan trọng trong viêc cố gắng cải thiện hệ thống an toàn thực phẩm. Chứng nhận thực phẩm hứa hẹn sẽ có các tiêu chuẩn cao hơn và minh bạch hơn, nhưng nó có phải là một vũ khí hiệu quả trong việc giải quyết gian lận thực phẩm hay không? Theo FSSC 22000, Chương trình chứng nhận Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm (FSMS) giúp các công ty sản xuất thực phẩm an toàn và đạt được sự tin tưởng của khách hàng. Hệ thống được thiết kế để cung cấp cho các công ty trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm với chứng nhận FSMS theo tiêu chuẩn ISO được công nhận bởi Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu và bao gồm việc đánh giá bởi các tổ chức chứng nhận được công nhận theo ISO / TS 22003 và các yêu cầu của ISO / IEC 17021.

Aldin Hilbrands, Giám đốc Kỹ thuật của FSSC 22000, cho biết rằng: "Chúng tôi ủng hộ các công ty thực phẩm có các quy tắc và quy định xuất sắc nhất, được đưa ra trong chương trình chứng nhận FSSC 22000 toàn cầu, để sản xuất thực phẩm an toàn và đạt được sự tin tưởng của khách hàng".

Ông khẳng định sự hợp tác giữa nhà nước và tư nhân sẽ là cách tốt nhất để giúp khôi phục lại lòng tin của người tiêu dùng, đảm bảo chất lượng và sự toàn vẹn thương hiệu. Các cơ quan nhà nước và tư nhân đều muốn bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng, "nhưng ở nhiều nước các cơ quan này vẫn chưa làm việc chặt chẽ để nâng cao an toàn thực phẩm một cách hiệu quả và hợp lý hơn".

Theo như lời của Hilbrands, đối với các chính phủ và các nhà quản lý thực phẩm đang chịu áp lực ngày càng cao để duy trì các tiêu chuẩn về sức khoẻ và an toàn, thì một điều khuyến khích rằng FSSC 22000 ngày càng được các chính phủ ở Bắc Mỹ và Châu Âu quan tâm để khám phá những cách thức thông minh hơn trong việc giải quyết cho vấn đề này. Hơn nữa, ông cũng nói thêm, "các thành phần đánh giá không báo trước được lên kế hoạch sẽ được bao gồm trong chu kỳ chứng nhận sớm", và chính điều này cũng sẽ giúp đảm bảo tính toàn vẹn của sản phẩm.

Những khoảng trống trong hệ thống

Cục Đăng ký quốc tế của Chuyên gia An toàn Thực phẩm (NRFSP) là một cơ quan chứng nhận của Hoa Kỳ được công nhận để phát triển và cung cấp các kỳ kiểm tra chứng nhận quản lý thực phẩm. Lawrence Lynch, Chủ tịch của NRFSP nói rằng: "Là một cơ quan chứng nhận, làm thế nào để chúng ta đóng một vai trò lớn trong việc hỗ trợ văn hoá an toàn thực phẩm thay vì chỉ đơn giản là cung cấp một cuộc kiểm tra". Ngài Lynch nhận thấy quy mô của vấn đề để tìm ra "mặt bằng chung của thế giới thực phẩm" và nói rằng “có rất nhiều lỗ trống trong hệ thống thực phẩm này”. Ông thừa nhận rằng chứng nhận của chính nó có thể sẽ không bao giờ ngăn cản, giống như vụ bê bối thịt ngựa, nhưng khi được quản lý như là một phần của một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm lớn hơn, những người có giấy chứng nhận "nên ở một vị trí tốt hơn để xác định điểm yếu trong chuỗi cung ứng và truyền đạt mối quan tâm trước khi chúng trở thành một vụ tai tiếng ".

Theo Ngài Lynch, những gì tạo ra thêm sức mạnh cho NRFSP thì được áp dụng, và cuối cùng NRFSP đã được công nhận theo tiêu chuẩn ISO / IEC 17024 cho chương trình kiểm tra quản lý thực phẩm của nó. Ông nói rằng: "Mặc dù sự chấp nhận của chứng chỉ ISO / IEC 17024 do người bán lẻ công nhận diễn ra chậm, nhưng Cục Đăng ký đã có thể bắt đầu cuộc trò chuyện về giá trị của những người có chứng nhận bằng cách công nhận ISO / IEC 17024 trên phạm vi quốc gia".

Huấn luyện người tiêu dùng

Tất nhiên, bất kỳ cuộc trò chuyện nào về an toàn thực phẩm và gian lận thực phẩm đều phải có người tiêu dùng. Bởi vì người tiêu dùng đóng một vai trò quan trọng đối với Consumers International – tập đoàn các nhóm người tiêu dùng trên thế giới. ISO 22000 giúp các nhà sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm và sử dụng truy xuất nguồn gốc để đảm bảo nguồn gốc của thành phần thực phẩm. Tuy nhiên, người tiêu dùng phải chịu một số trách nhiệm về an toàn sau khi mua nếu như họ xử lý các thực phẩm này không đúng cách. Cụ thể như là cho sự truyền nhiễm chéo, vệ sinh không sạch sẽ và bỏ qua lời khuyên từ các nhà sản xuất.

Sadie Homer - Cố vấn Chính sách cao cấp về Tiêu chuẩn, Người tiêu dùng Quốc tế, Philip Creed - chuyên gia về chất lượng thực phẩm và một đại diện người tiêu dùng của các ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm của BSI / CEN / ISO, tin rằng trách nhiệm này không nên để hoàn toàn cho các cơ quan quản lý nhà nước. Tốt hơn hết là nên khuyến khích giáo dục và nâng cao kiến thức cho người tiêu dùng."Điều quan trọng là người tiêu dùng cần phải hiểu được những điều cơ bản về xử lý thực phẩm một cách an toàn tại nhà – làm thế nào để bảo quản chúng một cách hợp lý và tránh sự truyền nhiễm chéo. Cũng như làm thế nào để nấu thức ăn hoặc hâm nóng thức ăn đã được chế biến đúng cách và cách loại bỏ chất thải để đảm bảo an toàn thực phẩm”.

Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm ISO 22000 "giúp đảm bảo rằng thực phẩm bán tại siêu thị được sản xuất theo cách giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn và sự truyền nhiễm vào căn bếp của người tiêu dùng".

Theo Homer and Creed, ISO 22000 đã có những đóng góp đáng kể trong việc giải quyết tình trạng gian lận thực phẩm. "Từ khi được giới thiệu vào năm 2005, tiêu chuẩn này đã được hàng nghìn nhà sản xuất thực phẩm trên toàn thế giới áp dụng và tạo cơ sở phù hợp cho nhiều chương trình quản lý an toàn thực phẩm. Do đó, tiêu chuẩn này cung cấp cho người tiêu dùng với một sự đảm bảo chắc chắn rằng thực phẩm họ mua được sản xuất một cách an toàn từ các thành phần có thể theo dõi được. "

Tổn hại hay không?

Tiêu chuẩn ISO 22000 tập trung vào các khía cạnh khác nhau của quản lý an toàn thực phẩm và nó rõ ràng là một công cụ hữu hiệu để giải quyết một vấn đề rất phức tạp. Ngài Albert F. Chambers, Chủ tịch của Monachus Consulting, một công ty dịch vụ quản lý chuyên về các ngành công nghiệp nông sản, đã tham gia vào sự phát triển tiêu chuẩn ISO 22000 từ tháng 9 năm 2003 và đã đóng góp như một chuyên gia và trưởng nhóm quốc gia cho sự phát triển của ISO 22000, ISO / TS 22003, ISO 22004 và ISO 22005. Đối với ông, tất cả đều đi xuống để tin tưởng. Theo lời của ngài Albert F. Chambers "Cho dù bạn đang tìm kiếm thực phẩm có nguồn gốc từ địa phương hay toàn cầu, thì việc kinh doanh thực phẩm phải được hoạt động ở mức độ tin tưởng cao. Các tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, như ISO 22000, là những công cụ mà các doanh nghiệp thực phẩm đang sử dụng để nâng cao mức độ tin tưởng đối với người tiêu dùng".

Ngài Chambers đưa ra sự phân biệt giữa "cố ý làm giả hoặc giả mạo thực phẩm hoặc các thành phần thực phẩm để đạt được lợi ích kinh tế" và "cố ý gây lây nhiễm hoặc có ý định làm làm giả mạo để gây hại cho sức khoẻ cộng đồng và / hoặc gián đoạn kinh tế". Ông nói rằng các cách tiếp cận được công nhận thì một doanh nghiệp thực phẩm có thể giải quyết vấn đề này - thường được gọi là các biện pháp "bảo vệ thực phẩm" - và được chấp nhận là các chương trình tiên quyết trong tiêu chuẩn kỹ thuật ISO 22000. Mặc dù nhóm chuyên gia đang xem xét lại tiêu chuẩn ISO 22000 vẫn cần phải kết hợp các biện pháp kinh doanh thực phẩm để chống lại gian lận thực phẩm, ông nói rằng các quy định hiện hành của tiêu chuẩn này xác định một số quy trình rất khả thi: "tìm hiểu về các nhà cung cấp, đặt ra các quy định rõ ràng, yêu cầu Giấy chứng nhận phân tích uy tín, vv ".

Sản xuất các thực phẩm chất lượng tốt, bổ dưỡng và giá cả phải chăng trong một thế giới khoảng 7,4 tỷ người luôn là thách thức rất lớn. Thật đáng ngạc nhiên, Chambers tuyên bố rằng mối đe dọa lớn nhất đối với an toàn thực phẩm không phải là bọn tội phạm mà là do sự lây nhiễm không chủ ý. Ông nói: "Điều này có thể xảy ra khi các doanh nghiệp thực phẩm không có hệ thống tốt để ngăn ngừa sự lây nhiễm sinh học, vật lý học hoặc hóa học và khi họ không thực hiện những hệ thống này một cách nhất quán.

Chấm dứt những lo ngại về lương thực

 

Như vậy, cuộc hành trình từ trang trại đến bàn ăn có thực sự an toàn hay không? Mặc dù vẫn còn vài thiếu sót trong việc tố tụng liên quan đến vụ tai tiếng của thịt ngựa, nhưng điều này đã dạy cho tất cả các bộ phận liên quan trong ngành công nghiệp thực phẩm những bài học thực sự có giá trị. Hiện nay, tội phạm thực phẩm được coi như là một rủi ro đối với các doanh nghiệp. Ví dụ, các cơ quan của EU làm việc một cách chặt chẽ hơn đối với việc gian lận thực phẩm. Đồng thời, EU cũng đang nỗ lực để giáo dục người tiêu dùng về vệ sinh thực phẩm và cải tiến việc ghi nhãn thực phẩm. Tất cả những điều này, cộng với chứng nhận cho ngành công nghiệp và tiêu chuẩn quốc tế có thể giúp giảm thiểu những rủi ro.

Không nghi ngờ gì nữa, trong tương lai sẽ có thêm nhiều vụ tai tiếng về thịt ngựa. Tuy nhiên, ngài Chambers tin rằng tiêu chuẩn ISO 22000 sẽ làm cho tất cả chúng ta cảm thấy an tâm hơn về các thực phẩm mà chúng ta đang sử dụng.

"ISO 22000 là một tiêu chuẩn đẳng cấp của thế giới". Chambers nói rằng: "Nếu được sử dụng đúng cách, và thực hiện đầy đủ, ISO 22000 sẽ cung cấp một bộ công cụ mà một doanh nghiệp thực phẩm tại bất kỳ chuỗi thực phẩm đang cần để sản xuất thực phẩm một cách an toàn. ISO 22000 phối hợp tốt nhất trong việc tiến hành quản lý và mới nhất trong thiết kế hệ thống an toàn thực phẩm, với các quy định rất chặt chẽ cho truyền thông trong và ngoài nước cũng như tập trung mạnh mẽ vào không những ở năng lực của nhân viên mà còn cải thiện hệ thống theo thời gian.” Thực phẩm cho các suy nghĩ sâu sắc.

Nguồn: www.iso.org

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ GỌI NGAY QUA HOTLINE: 0938.161.564

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐÀO TẠO NAPHA

Địa chỉ Tầng 8, Cao Thắng Mall, 19 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Email: tuvannapha@gmail.com


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng