PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN 6 BƯỚC XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ ESG

Trong bối cảnh phát triển bền vững trở thành tiêu chí quan trọng cho doanh nghiệp, ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) không còn là khái niệm xa lạ mà đã trở thành kim chỉ nam trong chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, để áp dụng ESG một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần có một phương pháp tiếp cận rõ ràng.

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN 6 BƯỚC XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ ESG

6 bước xây dụng và triển khai kế hoạch hành động về ESG

Tại buổi Hội thảo “Giới thiệu sổ tay hướng dẫn khung triển khai ESG và lập báo cáo ESG” tổ chức ngày 28/03/2025 tại Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, đại diện đơn vị tư vấn EY Việt Nam đã cung cấp một bức tranh tổng thể về 6 bước xây dựng và triển khai kế hoạch hành động về ESG.

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN 6 BƯỚC XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ ESG

Phương pháp tiếp cận 6 bước xây dựng và triển khai kế hoạch hành động về ESG được diễn giả chia sẻ trong buổi hội thảo “Giới thiệu sổ tay hướng dẫn khung triển khai ESG và lập báo cáo ESG”

Bước 1: Tìm hiểu về phát triển bền vững và hiểu rõ về các tác động đối với doanh nghiệp

Hành trình bắt đầu với việc doanh nghiệp tiến hành tìm hiểu, nâng cao kiến thức và nhận thức về các vấn đề ESG liên quan đến vận hành của doanh nghiệp. Tổ chức cần xác định rõ mục tiêu và tính cấp thiết của ESG, bao gồm:

- Khái niệm và mục đích của phát triển bền vững

- Các quy định chính liên quan đến ESG

- Tiêu chuẩn và thông lệ tốt nhất về ESG trong và ngoài nước

- Yêu cầu hoặc kỳ vọng của các bên liên quan then chốt về ESG

- Tác động, ảnh hưởng của các vấn đề ESG đến doanh nghiệp

- Mối đe dọa của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp

- Lợi ích của việc tích hợp ESG

- “Chi phí cơ hội” nếu không hành động

- Sự cấp thiết của việc chuyển đổi ESG

- Nhận thức, sự ủng hộ và cam kết ở cấp Hội đồng quản trị về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, các rủi ro và cơ hội liên quan.

Bước 2: Đánh giá các vấn đề trọng yếu liên quan đến ESG

Doanh nghiệp cần đánh giá và xác định các vấn đề ESG trọng yếu ảnh hưởng đến sự phát triển, hiệu quả hoạt động và vị thế của doanh nghiệp, cũng như những tác động mà doanh nghiệp gây ra đối với môi trường và xã hội

1. Xác định những tác động, rủi ro và cơ hội trọng yếu liên quan đến ESG của doanh nghiệp

- Quá trình đánh giá chủ đề trọng yếu được thực hiện thường xuyên để đảm bảo các vấn đề ESG quan trọng được xác định và theo dõi.

- Các chủ đề trọng yếu trong phát triển bền vững: bao gồm rủi ro, tác động và cơ hội ESG đến từ vận hành và chuỗi giá trị của doanh nghiệp.

- Kết quả của quá trình đánh giá chủ đề trọng yếu sẽ là trọng tâm của chương trình chuyển đổi về ESG và định hình cách doanh nghiệp xây dựng chiến lược, phân bổ nguồn lực hướng đến phát triển bền vững

2. Tính trọng yếu hai chiều: Cân nhắc cả hai chiều của tính trọng yếu khi thực hiện phân tích đánh giá tác động của các chủ đề phát triển bền vững

3. Phương pháp tiếp cận

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN 6 BƯỚC XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ ESG

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN 6 BƯỚC XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ ESG

Đánh giá xác định các chủ đề triển khai ESG trọng yếu

4. Đề xuất các chủ đề trọng yếu có thể xem xét

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN 6 BƯỚC XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ ESG

Các chủ đề triển khai ESG trọng yếu

Bước 3: Lập kế hoạch về các hành động tiến tới tích hợp ESG thông qua các phương án cải thiện năng lực

Từ mức cơ sở hiện tại, doanh nghiệp sẽ định hình hiệu quả triển khai về phát triển bền vững mong muốn trong tương lai bằng cách xác định cấp độ trưởng thành kỳ vọng cho mỗi cấu phần năng lực và xây dựng kế hoạch hành động để đạt đến cấp độ đó.

Phương pháp thực hiện:

1. Xác định các bên liên quan và thiết lập nhóm làm việc dự án để thực hiện kế hoạch hành động ESG

- Xác định các bên liên quan để đảm bảo có sự đồng thuận và ủng hộ từ cấp Hội

đồng quản trị, trách nhiệm thực hiện kế hoạch hành động ESG của cấp quản lý.

- Xác định vai trò trách nhiệm của các chức năng bộ phận trong việc tham gia xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động ESG.

2. Xác định tham vọng chiến lược trong ứng phó và tham gia vào quá trình chuyển đổi theo hướng bền vững

- Xác định tham vọng chiến lược tổng thể: Tham vọng chiến lược về ESG nên được tích hợp như một phần của chiến lược chung của doanh nghiệp.

- Xác định mục tiêu và thứ tự ưu tiên đối với từng chủ đề trọng yếu.

3. Xây dựng các sáng kiến triển khai để chuyển đổi hoạt động kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp

- Xác định những sự thay đổi cần thiết trong mô hình kinh doanh và chuỗi giá trị trong ngắn, trung và dài hạn:

- Xác định và đánh giá, sắp xếp thứ tự ưu tiên các hành động với thời gian cụ thể cần thiết để thực hiện những thay đổi

- Xây dựng lộ trình và kế hoạch hành động chuyển đổi ESG theo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

4. Tích hợp kế hoạch hành động ESG vào kế hoạch tài chính

- Nhu cầu về nguồn lực tài chính để thực hiện kế hoạch chuyển đổi

- Ảnh hưởng của kế hoạch chuyển đổi đến vị thế tài chính, kết quả hoạt động tài chính và dòng tiền của doanh nghiệp trong ngắn, trung và dài hạn.

- Khả năng tiếp cận tài chính bền vững và các chương trình khuyến khích do các cơ quan chính phủ và tổ chức tài chính liên quan cung cấp

5. Xây dựng các chỉ số đo lường để đo lường tiến độ và đánh giá thành công

- Thu thập dữ liệu trong một khoảng thời gian để có thể đánh giá hiệu quả thực hiện.

- So sánh hiệu quả thực hiện giữa các cơ sở khác nhau để cải thiện hiệu quả trong toàn bộ doanh nghiệp.

- So sánh với doanh nghiệp cùng ngành để có góc nhìn sâu hơn về hiệu quả và các thực hành thực tiễn tốt.

* Trong suốt quá trình này, cần tham vấn và tương tác với các bên liên quan then chốt.

Lập kế hoạch hành động esg sử dụng khung mô hình năng lực cho tích hợp ESG:

Được điều chỉnh từ Mô hình Năng lực Chương trình ESG – được xây dựng và phát triển bởi EY, Khung mô hình tích hợp ESG bao gồm bộ tổng hợp và liệt kê các cấu phần năng lực mà thông qua việc đưa các yếu tố ESG vào xem xét trong mỗi cấu phần năng lực, doanh nghiệp có thể củng cố và cải thiện hiệu quả về triển khai phát triển bền vững và đạt được một chương trình ESG thành công.

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN 6 BƯỚC XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ ESG

Lập kế hoạch hành động esg sử dụng khung mô hình năng lực cho tích hợp ESG

Bước 4: Triển khai Kế hoạch hành động về ESG

Một khi kế hoạch hành động ESG đã được hình thành, doanh nghiệp sẽ triển khai kế hoạch bằng cách tận dụng những nguồn lực nội bộ và tìm kiếm, tiếp nhận các nguồn lực bên ngoài.

Để thực hiện hiệu quả các sáng kiến cải thiện năng lực (hay Kế hoạch Hành động ESG) yêu cầu, doanh nghiệp cần:

Đảm báo có sự tham gia và hỗ trợ của cấp Điều hành

► Cấp Điều hành cần thiết lập định hướng từ trên xuống toàn doanh nghiệp

Đào tạo cho nhân viên

► Giải thích tại sao doanh nghiệp đang thực hiện các hành động về phát triển bền vững.
► Tương tác và giải quyết các câu hỏi, thắc mắc
► Xây dựng KPI liên quan đến ESG cho từng bộ phận hoặc khuyến khích nhân viên.
► Với mỗi sáng kiến cải thiện năng lực của doanh nghiệp, cần có thủ tục, quy trình rõ ràng và chi tiết để cung cấp hướng dẫn cho nhân sự thực thi, giám sát và quản lý.

Thông tin cho các nhà cung cấp

► Giải thích cho các nhà cung cấp của doanh nghiệp về kế hoạch hành động phát triển bền vững và các yêu cầu áp dụng cho các nhà cung cấp.

► Đưa ra khoảng thời gian chuyển đổi hợp lý để phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.

Thông tin cho khách hàng

► Truyền đạt kế hoạch hành động phát triển bền vững cho khách hàng để thu hút người tiêu dùng có ý thức về môi trường.

Bước 5: Theo dõi tiến độ triển khai kế hoạch hành động ESG và điều chỉnh nếu cần

Để đảm bảo triển khai kế hoạch hiệu quả, doanh nghiệp nên thực hiện theo dõi, giám sát tiến độ và kết quả đạt được của Kế hoạch Hành động ESG để thực hiện điều chỉnh nếu cần. Việc giám sát sẽ giúp doanh nghiệp xác định xem liệu kế hoạch hành động và các sáng kiến cải tiến có đạt được các mục tiêu đã thiết lập hay không.

Phương pháp tiếp cận theo dõi tiến độ của Kế hoạch Hành động ESG:

► Xác định các chỉ số phù hợp – thước đo định lượng hoặc định tính về tiến độ thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

► Thu thập dữ liệu ESG liên quan và có ý nghĩa để giám sát tiến độ

► Xác định (và có thể là cả định lượng) các vấn đề có thể xảy ra.

► Dựa vào tiến độ hiện tại, thực hiện điều chỉnh kế hoạch hành động để giải quyết các vấn đề phát sinh.

Lưu ý:

- Dữ liệu đáng tin cậy rất quan trọng để chứng minh các tuyên bố về phát triển bền vững và giúp xác định (có thể định lượng) bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra.

- Dữ liệu cho việc đánh giá hiệu quả có thể được thu thập thông qua quan sát trực quan, đo lường và thử nghiệm, bảng câu hỏi, khảo sát, phỏng vấn với nhân viên và các bên liên quan bên ngoài và rà soát tài liệu.

Bước 6: Báo cáo các mục tiêu và thành tựu trong triển khai kế hoạch hành động ESG

Việc công bố thông tin minh bạch và thường xuyên là không thể thiếu để xây dựng lòng tin của các bên liên quan đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực hiện Báo cáo và truyền thông về các mục tiêu và thành tựu đạt được của doanh nghiệp đối với kế hoạch hành động ESG có thể gia tăng các giá trị quan trọng cho các bên liên quan, đặc biệt với các bên cung cấp tài chính.

Cách để báo cáo tiến trình và các thành tựu ESG

► Chính thức hóa kế hoạch hành động ESG của doanh nghiệp;

► Liệt kê ra các mục tiêu và thành tựu đạt được tương ứng; giải trình nếu không đạt được các mục tiêu này và tuyên bố cách đạt được chúng trong tương lai

► Nhận dạng các bên liên quan cả trong nội bộ và bên ngoài cần tiếp cận thông tin này.

► Cân nhắc công bố các nỗ lực và/hoặc hiệu quả triển khai công tác ESG thông qua trang web của doanh nghiệp, xuất bản báo cáo phát triển bền vững hoặc sử dụng nền tảng số về công bố về phát triển bền vững.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ GỌI NGAY QUA HOTLINE: 0938.161.564

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐÀO TẠO NAPHA

Địa chỉ Tầng 8, Cao Thắng Mall, 19 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Email: tuvannapha@gmail.com


Tin tức liên quan

EICC là gì? Doanh nghiệp nào cần áp dụng tiêu chuần này?
EICC là gì? Doanh nghiệp nào cần áp dụng tiêu chuần này?

8265 Lượt xem

EICC là gì? EICC là một xu hướng mới trong chứng nhận “Trách nhiệm xã hội” cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp điện tử những năm gần đây.

HƯỚNG DẪN TƯ VẤN ÁP DỤNG ISO 14001 CHO DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM: BƯỚC ĐỆM CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
HƯỚNG DẪN TƯ VẤN ÁP DỤNG ISO 14001 CHO DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM: BƯỚC ĐỆM CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

703 Lượt xem

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự gia tăng nhận thức về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn ISO 14001 trở thành một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp quản lý tác động môi trường hiệu quả

Tư Vấn Chứng Nhận ISO: Những Lợi Ích Mà Các Tiêu Chuẩn ISO Mang Đến
Tư Vấn Chứng Nhận ISO: Những Lợi Ích Mà Các Tiêu Chuẩn ISO Mang Đến

1812 Lượt xem

Rất nhiều lợi ích được mang lại từ các tiêu chuẩn quốc tế ISO cho các tổ chức, công ty, doanh nghiệp trên thế giới. Tư vấn chứng nhận ISO: Các tiêu chuẩn ISO xây dựng các qui định kỹ thuật tân tiến cho các sản phẩm và dịch vụ, làm tăng hiệu quả của quá trình, hội đủ các điều kiện để tham gia vào chuỗi cung ứng trên toàn cầu, tăng cơ hội cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn hơn trên thị trường. Các tiêu chuẩn ISO chính là chìa khóa quan trọng để mở ra cánh cửa cơ hội trong tương lai.

Tư vấn Tìm hiểu về quy tắc ứng xử EICC phiên bản 5.1 (2016)
Tư vấn Tìm hiểu về quy tắc ứng xử EICC phiên bản 5.1 (2016)

3265 Lượt xem

Tư vấn Tìm hiểu về quy tắc ứng xử EICC phiên bản 5.1 (2016) trong chuỗi cung ứng ngành điện tử

Tư Vấn Quản Lý Rủi Ro Và Cơ Hội Của Doanh Nghiệp Theo Tiêu Chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015
Tư Vấn Quản Lý Rủi Ro Và Cơ Hội Của Doanh Nghiệp Theo Tiêu Chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015

5856 Lượt xem

Yêu cầu của Hệ thống quản lý ISO 9001:2015 về rủi ro và cơ hội như thế nào? Sử dụng quản lý dựa trên cơ sở rủi ro như là công cụ phòng ngừa.

Tư vấn chứng nhận TQP - Những điều cần biết?
Tư vấn chứng nhận TQP - Những điều cần biết?

2626 Lượt xem

Tư vấn khi triển khai áp dụng TQP, sẽ căn cứ vào Đặc thù của Tổ chức (Quy mô, Năng lực thiết bị, Công nghệ, …) và các Yêu cầu theo Trim Qualification Checklist phải bao quát và kiểm soát đầy đủ và có hiệu quả trong 05 phạm vi.

NAPHA hỗ trợ - Chương trình tư vấn cải tiến năng suất chất lượng, 5S3D miễn phí của Bộ Công Thương (03/2020 - 10/2020)
NAPHA hỗ trợ - Chương trình tư vấn cải tiến năng suất chất lượng, 5S3D miễn phí của Bộ Công Thương (03/2020 - 10/2020)

1302 Lượt xem

Các doanh nghiệp tham gia chương trình được chuyên gia về cải tiến sản xuất đến đánh giá và tư vấn cải tiến để hỗ trợ và nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu & tham gia chuỗi cung ứng trong nước và toàn cầu. Chương trình tư vấn cải tiến năng suất chất lượng, 5S3D được hỗ trợ miễn phí cho các doanh nghiệp.

Vì Sao Nhiều Doanh Nghiệp Việt Nam Chưa Đào Tạo Áp Dụng 5S?
Vì Sao Nhiều Doanh Nghiệp Việt Nam Chưa Đào Tạo Áp Dụng 5S?

3320 Lượt xem

5S là phương pháp quản lý có thể giúp han chế lãng phí, cải thiện năng suất, tuy nhiên phương pháp này vẫn chưa được áp dụng nhiều tại doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa (DNSXNVV) – nơi gặp không ít khó khăn do lãng phí. Vì sao lại như vậy?

Bình luận
  • PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN 6 BƯỚC XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ ESG
Đã thêm vào giỏ hàng