Giải pháp chuyển đổi số cho thách thức về nguồn nhân lực ngành dệt may

Ngày 28/7, hội thảo “Giải pháp chuyển đổi số cho thách thức về nguồn nhân lực ngành dệt may” được Hiệp hội Dệt may Việt Nam(VITAS) cùng  một số đơn vị tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.

Sự kiện được diễn ra nằm trong khuôn khổ của Triễn lãm Quốc tế ngành Dệt May – Thiết bị và Nguyên phụ liệu được tổ chức tại Trung tâm triễn lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó Tổng thư ký VITAS đã chia sẻ tại hội thảo về hiện trạng ngành dệt may ở Việt Nam đang phải đối mặt với các thách thức về vấn đề nguyên phụ liệu như nguồn nguyên liệu vẫn chưa được chủ động, thiếu vải.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó Tổng thư ký VITAS đã chia sẻ tại hội thảo

Ngành dệt may hiện nay vẫn chưa chú trọng vào thị trường trong nước, còn về xuất khẩu thì chiếm hơn 80%, chưa kinh doanh theo B2C – mô hình kinh doanh, sử dụng riêng trong lĩnh vực thương mại điện tử (e-commerce).

Tỷ lệ làm gia công của ngành còn cao, chiếm khoảng 60%. Giá FOB (Free on board) chính là giá tại cửa khẩu bên nước của người  bán vào khoảng 25 – 30%. ODM (Original Designed Manufacturer) – nhà thiết kế sản phẩm gốc chiếm khoảng 9%.

Thêm vào đó, ngành dệt may còn gặp các khó khăn về logistics như thiếu công rỗng, giá cước tăng cao phụ thuộc vào các đơn vị vận chuyển. Trong toàn ngành, hết 80% là doanh nghiệp nhỏ vừa, dẫn đến việc tiếp cận các nguồn vốn đầu tư chuyển đổi và đầu tư xanh bị hạn chế.

Ngoài ra, những thương hiệu may mặc toàn cầu đang có xu thế xanh hóa dệt may cũng là một trong những  thách thức của cộng đồng các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các doanh nghiệp cần phải đáp ứng sự minh bạch về nguồn gốc, xuất xứ, nguyên liệu sản xuất kèm với đó là sự tuân thủ các cam kết về lao động và môi trường,… mới có thể giữ được đà tăng trưởng xuất khẩu.

Dịch Covid dù cũng là một sự cản trở, cũng là một lý do thúc đẩy ngành dệt may chuyển đổi dần sang nội địa hóa từ chuỗi cung ứng, nguyên phụ liệu, nhân lực, chuyên gia nội địa với chuyên môn cao. Cho nên, dự đoán trong thời gian sắp tới, vấn đề về nhân lực sẽ rất cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành và thậm chí là các lĩnh vực khác.

Theo ông Nguyễn Minh Quý – Chủ tịch Tập đoàn Novaon đã giới thiệu và chia sẻ, chuyển đổi số là giáp pháp có thể thay đổi hoàn toàn cục diện cũng như nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. HIện nay, chuyển đổi số đang là xu hướng, doanh nghiệp đủ tiềm lực và sự đầu tư thì sẽ dễ dàng thích ứng được với các yêu cầu của khách hàng.

Ông Nguyễn Minh Quý – Chủ tịch Tập đoàn Novaon đã giới thiệu về giải pháp chuyển đổi số

Nền tảng chuyển đổi số như  tự động hóa và kỹ thuật số, đang là giải pháp giải quyết về vấn đề áp dụng công nghệ vào phần quản lý nguồn nhân lực cho doanh nghiệp ngành dệt may.

Giám đốc Điều hành Tập đoàn Dệt may (VINATEX) – ông Phạm Xuân Trình chia sẻ rằng, chuyển đổi số là một trong những vấn đề mà ngành cần tập trung, thúc đẩy qua từng năm để có thẻ giải quyết về năng suất, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí vận hành,…

Chuyển đổi số cũng là một giải pháp mà ngành sẽ theo đuổi cùng với chiến lược bền vững. Các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ ghi nhận toàn bộ quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý nhân lực, kèm với đó là xử lý thông tin từ khâu sản xuất đến toàn bộ chuỗi cung ứng, đại lý bán lẻ, người tiêu dùng. Như thế doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát trực tiếp hệ thống của mình. Đây cũng là cơ hội để các công ty doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ để phù hợp hơn với sự cạnh tranh về nhân lực như hiện nay.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ GỌI NGAY QUA HOTLINE: 0938.161.564

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐÀO TẠO NAPHA

Địa chỉ Tầng 8, Cao Thắng Mall, 19 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Email: tuvannapha@gmail.com


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng