DOANH NGHIỆP CẦN LÀM GÌ ĐỂ DUY TRÌ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ ISO SAU KHI CHỨNG NHẬN?

Đạt chứng nhận ISO không phải là đích đến cuối cùng, mà là bước đầu cho một quá trình duy trì và cải tiến liên tục. Để hệ thống quản lý ISO hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần có chiến lược rõ ràng trong trong quá trình áp dụng và duy trì hệ thống ISO. Vậy sau khi đạt chứng nhận ISO, doanh nghiệp cần làm gì để duy trì và cải tiến?

1. Duy trì hệ thống quản lý ISO

- Tuân thủ quy trình và hướng dẫn của ISO

Sau khi đạt chứng nhận, doanh nghiệp cần bảo đảm rằng các quy trình hoạt động vẫn đang tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO. Hãy thiết lập cơ chế giám sát thường xuyên để phát hiện kịp thời những sai lệch trong quá trình thực hiện.

Để duy trì hệ thống ISO doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá nội bộ định kỳ hàng năm

- Kiểm tra và đánh giá nội bộ định kì

Thực hiện đánh giá nội bộ định kì hàng năm giúp doanh nghiệp xác định những điểm cần cải thiện. Quá trình này bao gồm xem xét hệ thống tài liệu, phỏng vấn nhân viên và kiểm tra sự tuân thủ thực tế.

- Tổ chức đào tạo nhân sự

Nâng cao nhận thức và kỹ năng đánh giá nội bộ về ISO cho nhân viên giúp duy trì tính hiệu quả của hệ thống. Doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi đào tạo định kì để đảm bảo tất cả nhân viên hiểu rõ và tuân thủ quy trình.

Tư vấn Napha tổ chức đào tạo nhận thức và đánh giá nội bộ cho doanh nghiệp sau khi đạt chứng nhận ISO

2. Cải tiến Hệ thống quản lý ISO

- Thu thập và xử lý các ý kiến góp ý

Cải tiến liên tục là tính chất quan trọng của ISO. Doanh nghiệp cần tích cực tiếp nhận các đề xuất của nhân viên và góp ý của khách hàng để phát hiện những điểm cần khắc phục, nâng cao hiệu suất hoạt động.

- Ứng dụng công nghệ trong quản lý ISO

Việc sử dụng các hệ thống phần mềm quản lý ISO giúp theo dõi, phân tích và báo cáo hiệu quả hơn. Các công cụ như ERP sẽ giúp tối ưu hoá việc quản lý ISO.

Thực hiện cải tiến liên tục sau đánh giá chứng nhận ISO giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn

- Xây dựng văn hoá cải tiến liên tục

Tăng cường nhận thức và khích lệ các bộ phận trong doanh nghiệp tham gia các hoạt động cải tiến liên tục. Các hoạt động như 5S, Kaizen, Lean Six Sigma có thể giúp doanh nghiệp đạt được sự cải thiện vững chắc.

Duy trì và cải tiến hệ thống ISO không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo sự tuân thủ, mà còn giúp nâng cao hiệu suất, cải thiện chất lượng và tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Bằng cách kết hợp các quy trình kiểm tra, đào tạo nhân viên và ứng dụng công nghệ, doanh nghiệp sẽ duy trì được hệ thống ISO bền vững và hiệu quả.

Nếu doang nghiệp chưa xác định được chứng nhận ISO nào phù hợp với lĩnh vực hoạt động, hãy liên hệ ngay với Tư vấn Napha để được tư vấn cụ thể về tiêu chuẩn ISO và lộ trình xây dựng hệ thống bài bản.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ GỌI NGAY QUA HOTLINE: 0938.161.564

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐÀO TẠO NAPHA

Địa chỉ Tầng 8, Cao Thắng Mall, 19 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Email: tuvannapha@gmail.com


Tin tức liên quan

12 Bước giúp doanh nghiệp xây dựng thành công tiêu chuẩn Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm HACCP
12 Bước giúp doanh nghiệp xây dựng thành công tiêu chuẩn Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm HACCP

3341 Lượt xem

Để xây dựng thành công tiêu chuẩn Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm HACCP doanh nghiệp cần áp dụng 12 bước xây dựng HACCP sau đây

GIẢI PHÁP GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG NGÀNH THỰC PHẨM
GIẢI PHÁP GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG NGÀNH THỰC PHẨM

998 Lượt xem

Giảm phát thải khí nhà kính trong ngành thực phẩm đang trở thành xu hướng không thể thiếu trong nỗ lực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu, từ nguồn nguyên liệu sạch đến quy trình sản xuất và vận chuyển, không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín mà còn tiết kiệm chi phí vận hành dài hạn.  

Chứng nhận HACCP - Quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm với việc xác định và kiểm soát các nguy cơ.
Chứng nhận HACCP - Quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm với việc xác định và kiểm soát các nguy cơ.

1330 Lượt xem

Chứng nhận HACCP khá quan trọng trong việc tuân thủ luật an toàn thực phẩm quốc gia hoặc quốc tế. Nó cung cấp một công cụ kiểm soát nguy cơ hỗ trợ các hệ thống tiêu chuẩn khác trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Tư vấn Hệ thống Quản lý Chất lượng - Khái niệm cơ bản về quản lý rủi ro ISO 9001
Tư vấn Hệ thống Quản lý Chất lượng - Khái niệm cơ bản về quản lý rủi ro ISO 9001

2995 Lượt xem

Tư duy dựa trên rủi ro là một khái niệm mới trong tư vấn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2015, và điều này đã khiến nhiều công ty tìm kiếm một cách dễ dàng để quản lý rủi ro trong công ty của họ

NAPHA TƯ VẤN ĐÀO TẠO ISO 22000:2018 CHO CÔNG TY NEW STAR TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC
NAPHA TƯ VẤN ĐÀO TẠO ISO 22000:2018 CHO CÔNG TY NEW STAR TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC

1133 Lượt xem

Tư vấn NAPHA đã tư vấn đào tạo tiêu chuẩn ISO 22000:2018 thành công cho Công ty NEW STAR, một doanh nghiệp chuyên sản xuất rau củ quả sấy tại tỉnh Bình Phước. Dự án tư vấn và đào tạo diễn ra trong suốt ba tháng, với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm, Công ty NEW STAR đã nỗ lực thành công triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

Chứng Nhận ISO 14001:2015: ”Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Môi Trường” Để Làm Gì? Làm Như Thế Nào?
Chứng Nhận ISO 14001:2015: ”Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Môi Trường” Để Làm Gì? Làm Như Thế Nào?

1746 Lượt xem

Bằng cách thực hiện các bước để liên tục cải thiện hệ thống quản lý môi trường của bạn, bạn sẽ đặt doanh nghiệp của bạn trên một khóa học để phát triển bền vững. ISO 14001 là tiêu chuẩn được quốc tế công nhận để hỗ trợ các hoạt động của bạn bằng cách áp dụng các hệ thống quản lý đã được chứng minh.

Tư Vấn Napha Tham Gia Đề Án -Tổ Chức Cải Tiến Sản Xuất, 5S, Năng Suất Chất Lượng Tại Các Doanh Nghiệp Việt Nam Trong Lĩnh Vực Công Nghiệp Hỗ Trợ Khu Vực Phía Nam Năm 2020
Tư Vấn Napha Tham Gia Đề Án -Tổ Chức Cải Tiến Sản Xuất, 5S, Năng Suất Chất Lượng Tại Các Doanh Nghiệp Việt Nam Trong Lĩnh Vực Công Nghiệp Hỗ Trợ Khu Vực Phía Nam Năm 2020

1519 Lượt xem

Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp – Cục Công nghiệp tổ chức buổi làm việc với các chuyên gia tư vấn cải tiến. Tư vấn cải tiến năng suất chất lượng 5s nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi sản xuất toàn cầu.

Cách lập ngân sách cho một dự án triển khai tư vấn ISO 9001:2015
Cách lập ngân sách cho một dự án triển khai tư vấn ISO 9001:2015

2515 Lượt xem

Mỗi bước trong quá trình thực hiện ảnh hưởng đến ngân sách như thế nào và bạn có những lựa chọn nào để thực hiện tiêu chuẩn - cùng với các mẹo để cải thiện việc lập kế hoạch ngân sách cho một dự án tư vấn ISO 9001:2015.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng