DOANH NGHIỆP CẦN LÀM GÌ NẾU MUỐN ÁP DỤNG & CHỨNG NHẬN ISO 14064-1?

ISO 14064-1 quy định các nguyên tắc và yêu cầu ở cấp tổ chức đối với việc định lượng và báo cáo phát thải và loại bỏ khí nhà kính (KNK). Nó bao gồm các yêu cầu về thiết lập, phát triển, quản lý, báo cáo và thẩm định việc kiểm kê KNK của tổ chức, doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn ISO 14064 Là Gì?

Tiêu chuẩn ISO 14064-1 là tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế (ISO) ban hành, được thiết lập để hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế trong việc đo lường, giám sát, báo cáo lượng khí nhà kính (KNK).

ISO 14064-1 là gì?

Tiêu chuẩn này chia thành ba phần chính, mỗi phần đóng góp vào việc xác định, giảm thiểu và quản lý ảnh hưởng của KNK:

1. Hướng dẫn cho tổ chức về thiết lập và quản lý các chương trình quản lý khí nhà kính (KNK):

  • Chỉ dẫn về cách xây dựng và triển khai chương trình quản lý KNK.
  • Định rõ các quy trình, mục tiêu, và tiêu chí đo lường KNK. 

​​​​​​​2. Thông tin phạm vi và báo cáo KNK:

  • Hướng dẫn cách xác định phạm vi của các hoạt động tạo ra KNK.
  • Quy định về cách báo cáo KNK một cách đáng tin cậy và minh bạch.

​​​​​​​3. ​​​​​​​Chuẩn xác nhận và xác minh KNK:

  • Đề cập đến việc xác nhận và xác minh lượng KNK.
  • Đảm bảo rằng dữ liệu KNK thu thập và báo cáo được kiểm tra và xác nhận bởi các bên thứ ba độc lập.

ISO 14064 cung cấp một cấu trúc chuẩn mực quốc tế giúp các doanh nghiệp đo lường, quản lý và báo cáo lượng khí nhà kính một cách hiệu quả. Bằng cách tuân thủ tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp có thể cải thiện chỉ số hiệu quả môi trường của mình trong quá trình sản xuất và đóng góp vào nỗ lực toàn cầu về ứng phó biến đổi khí hậu.

Phiên Bản Của ISO 14064

Các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 14064-1

Phiên bản đầu tiền của tiêu chuẩn ISO 14064-1 là ISO 14064-1:2006 được bạn hành vào tháng 3/2006. Đến tháng 12/2018, tiêu chuẩn này được cập nhật thành ISO 14064-1:2018.

Các Bước Áp Dụng Và Chứng Nhận ISO 14064

Để áp dụng và chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14064, doanh nghiệp cần tuân thủ các bước quan trọng sau:

  • Nắm vững kiến thức về tiêu chuẩn ISO 14064: Đầu tiên, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về các yêu cầu và nguyên tắc của tiêu chuẩn ISO 14064. Điều này bao gồm việc đọc và nghiêng cứu các phần liên quan đến thiết lập chương trình quản lý, đo lường và báo cáo KNK.
  • Phân loại phạm vi và xác định KNK: Xác định phạm vi các hoạt động trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp đã tạo ra KNK. Điều này bao gồm việc xác định các nguồn KNK tiềm năng và phạm vi cụ thể của các hoạt động được bao gồm trong chương trình quản lý khí nhà kính.
  • Xây Dựng Chương Trình Quản Lý KNK: Phát triển và triển khai chương trình quản lý khí nhà kính dựa trên yêu cầu của ISO 14064. Chương trình này sẽ bao gồm việc thiết lập mục tiêu KNK, chuẩn bị, đo lường, và giám sát lượng KNK.
  • Thu Thập Dữ Liệu và Báo Cáo KNK: Doanh nghiệp phải thu thập dữ liệu về lượng KNK được tạo ra trong quá trình hoạt động của mình. Sau đó, dữ liệu này phải được báo cáo một cách minh bạch và đáng tin cậy theo yêu cầu của tiêu chuẩn.
  • Xác Nhận và Xác Minh KNK: Doanh nghiệp cần phải hợp tác với một tổ chức chứng nhận hoặc xác nhận độc lập nếu muốn nhận chứng nhận ISO 14064. Tổ chức này sẽ kiểm tra và xác minh rằng dữ liệu KNK đã được thu thập và báo cáo theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14064.
  • Xác Nhận và Đăng Ký: Sau khi hoàn thành quá trình kiểm tra và xác minh, tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ ISO 14064. Doanh nghiệp có thể sử dụng chứng chỉ này để chứng minh rằng họ tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn.

Việc áp dụng và chứng nhận ISO 14064 là một quy trình phức tạp và yêu cầu sự cam kết lâu dài của toàn bộ doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp nên tìm các chuyên gia hoặc chuyên viên tư vấn về quản lý môi trường, quản lý khí nhà kính để đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ đúng quy trình và yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14064.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ GỌI NGAY QUA HOTLINE: 0938.161.564

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐÀO TẠO NAPHA

Địa chỉ Tầng 8, Cao Thắng Mall, 19 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Email: tuvannapha@gmail.com


Tin tức liên quan

Chứng nhận HACCP - Quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm với việc xác định và kiểm soát các nguy cơ.
Chứng nhận HACCP - Quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm với việc xác định và kiểm soát các nguy cơ.

1339 Lượt xem

Chứng nhận HACCP khá quan trọng trong việc tuân thủ luật an toàn thực phẩm quốc gia hoặc quốc tế. Nó cung cấp một công cụ kiểm soát nguy cơ hỗ trợ các hệ thống tiêu chuẩn khác trong ngành công nghiệp thực phẩm.

KHÁC BIỆT GIỮA TƯ VẤN ISO CHUYÊN NGHIỆP VÀ TỰ LÀM ISO NỘI BỘ
KHÁC BIỆT GIỮA TƯ VẤN ISO CHUYÊN NGHIỆP VÀ TỰ LÀM ISO NỘI BỘ

357 Lượt xem

Khi doanh nghiệp bắt đầu hành trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn ISO như ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, ISO 22000, ISO 27001…, những câu hỏi phổ biến nhất là:

"Doanh nghiệp nên chọn hướng đi nào để đạt chứng nhận hiệu quả, bền vững?"

“Chúng tôi nên tự làm ISO nội bộ hay thuê đơn vị tư vấn ISO chuyên nghiệp?”

Tư Vấn Chứng Nhận Chuyển Đổi ISO: Sự Khác Nhau Giữa ISO 22000:2005 Với ISO 22000:2018
Tư Vấn Chứng Nhận Chuyển Đổi ISO: Sự Khác Nhau Giữa ISO 22000:2005 Với ISO 22000:2018

1758 Lượt xem

Để dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 14001, ...) đang áp dụng rộng rãi, ngày 19/6/ 2018, tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được ban hành và tuân thủ theo cấu trúc mức cao (HLS). ISO 22000:2018 được xây dựng trên nền tảng cơ bản của ISO 22000:2005 nên việc triển khai, áp dụng, nâng cấp đối với các tổ chức đã áp dụng phiên bản ISO 22000:2005 là rất thuận lợi.
17 NGÀNH NGHỀ BẮT BUỘC PHẢI CÓ HTQL MÔI TRƯỜNG TCVN ISO 14001 LÀ NGÀNH NGHỀ NÀO?
17 NGÀNH NGHỀ BẮT BUỘC PHẢI CÓ HTQL MÔI TRƯỜNG TCVN ISO 14001 LÀ NGÀNH NGHỀ NÀO?

1209 Lượt xem

Các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là những ngành nghề bắt buộc phải có Hệ thống quản lý Môi trường TCVN ISO 14001.

NAPHA TỔ CHỨC TẬP HUẤN KIẾN THỨC AN TOÀN THỰC PHẨM CHO LĨNH VỰC KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG, THỰC PHẨM BỔ SUNG
NAPHA TỔ CHỨC TẬP HUẤN KIẾN THỨC AN TOÀN THỰC PHẨM CHO LĨNH VỰC KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG, THỰC PHẨM BỔ SUNG

277 Lượt xem

Ngày 17/06/2025 vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh, Tư vấn và Đào tạo NAPHA đã tổ chức thành công chương trình “Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm” dành cho đội ngũ nhân sự đang trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất – kinh doanh thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

So Sánh Điểm Giống và Khác Nhau Giữa ISO 17025 Và ISO 9001:2015
So Sánh Điểm Giống và Khác Nhau Giữa ISO 17025 Và ISO 9001:2015

3684 Lượt xem

Phân biệt khả năng có thể áp dụng 2 tiêu chuẩn ISO 17025: 2017 và ISO 9001: 2015

Cần chuẩn bị những gì vào ngày đánh giá tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội BSCI?
Cần chuẩn bị những gì vào ngày đánh giá tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội BSCI?

2300 Lượt xem

Tiêu chuẩn BSCI đề ra các giá trị và nguyên tắc mà Người tham gia BSCI cố gắng thực hiện trong các chuỗi cung ứng của mình.

Tư vấn FSSC 22000: Các yêu cầu trong quá trình nâng cấp V5
Tư vấn FSSC 22000: Các yêu cầu trong quá trình nâng cấp V5

2303 Lượt xem

Tư vấn cho tổ chức về các thay đổi của FSSC 22000 V5 về các lý do chính của sự thay đổi từ version 4.1 lên 5. FSSC 22000 Foundation ban hành FSSC 22000 version 5 vào tháng 05-2019.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng