17 NGÀNH NGHỀ BẮT BUỘC PHẢI CÓ HTQL MÔI TRƯỜNG TCVN ISO 14001 LÀ NGÀNH NGHỀ NÀO?

Các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là những ngành nghề bắt buộc phải có Hệ thống quản lý Môi trường TCVN ISO 14001.

Theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật bảo vệ Môi trường tại điều 25 quy định:

Điều 25. Đối tượng, thời hạn hoàn thành hệ thống quản lý môi trường

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001.

2. Thời hạn hoàn thành hệ thống quản lý môi trường đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày dự án đi vào vận hành;

b) Trước ngày 31 tháng 12 năm 2020 đối với các cơ sở đang hoạt động.”

Những ngành nghề nào bắt buộc phải có TCVN ISO 14001?

Những nhóm ngành bắt buộc phải có hệ thống quản lý môi trường theo TCVN ISO 14001

Theo Phục lục IIa, Mục I Phục lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định các nhóm ngành bắt buộc phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001, bao gồm các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như sau:

Nhóm I

1. Khai thác, làm giàu quặng khoáng sản độc hại;

2. Luyện kim; tinh chế, chế biến khoáng sản độc hại; phá dỡ tàu biển;

3. Sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi (MDF, HDF);

4. Sản xuất hóa chất, phân bón hóa học (trừ loại hình phối trộn); thuốc bảo vệ thực vật hóa học;

5. Nhuộm (vải, sợi), giặt mài;

6. Thuộc da;

7. Lọc hóa dầu;

8. Nhiệt điện than, sản xuất than cốc, khí hóa than, điện hạt nhân;

Nhóm II

9. Xử lý, tái chế chất thải; sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;

10. Có công đoạn xi mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất;

11. Sản xuất pin, ắc quy;

12. Sản xuất clinker;

Nhóm III

13. Chế biến mủ cao su;

14. Chế biến tinh bột sắn; bột ngọtbia, rượu, cồn công nghiệp;

15. Chế biến mía đường;

16. Chế biến thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm;

17. Sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử.

Áp dụng HTQL Môi trường TCVN ISO 14001 cho ngành nghề sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường 

Nếu doanh nghiệp của bạn nằm trong 17 ngành nghề sản xuất công nghiệp nói trên thì bắt buộc phải áp dụng hệ thống quản lý Môi trường theo TCVN ISO 14001.

Liên hệ với tư vấn Napha để được tư vấn xây dựng HTQL Môi trường & đánh giá cấp chứng nhận Hệ thống quản lý Môi trường TCVN ISO 14001 ☎ zalo 0938 161 564

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ GỌI NGAY QUA HOTLINE: 0938.161.564

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐÀO TẠO NAPHA

Địa chỉ Tầng 8, Cao Thắng Mall, 19 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Email: tuvannapha@gmail.com


Tin tức liên quan

Nên hiểu Tư duy dựa trên rủi ro trong ISO 9001:2015 như thế nào cho đúng?
Nên hiểu Tư duy dựa trên rủi ro trong ISO 9001:2015 như thế nào cho đúng?

9504 Lượt xem

Tư duy dựa trên rủi ro - một trong những thay đổi quan trọng của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là thiết lập cách tiếp cận có hệ thống đối với rủi ro, thay vì xử lý nó như là một thành phần của một hệ thống quản lý chất lượng.
NHỮNG LƯU Ý KHI XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG THỰC PHẨM VÀO THỊ TRƯỜNG UAE
NHỮNG LƯU Ý KHI XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG THỰC PHẨM VÀO THỊ TRƯỜNG UAE

2597 Lượt xem

Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE), gồm 07 Tiểu Vương quốc là Abu Dhabi; Dubai; Sharjah, Ras Al-Khaimah, Umm Al-Quaiwain; Ajman và Fujảiah. Nằm ở phía đông bán đảo Ả-rập với hơn 80.000km2, đây được xem là thị trường tiềm năng để xuất khẩu nông sản khi cơ cấu kinh tế nông nghiệp chỉ chiếm tỉ lệ 0.9%, chủ yếu là chăn nuôi và trồng chà là, rau quả, gia cầm, trứng, sữa và cá.

HACCP là gì? Các thay đổi mới đối với HACCP Codex 2020 hiện có hiệu lực là gì?
HACCP là gì? Các thay đổi mới đối với HACCP Codex 2020 hiện có hiệu lực là gì?

3305 Lượt xem

Trong bài đăng này, hãy tìm hiểu về HACCP là gì và một số thay đổi có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thực phẩm của bạn.

7 Loại Lãng Phí Do Toyota Phát Hiện Trong 5S
7 Loại Lãng Phí Do Toyota Phát Hiện Trong 5S

6435 Lượt xem

Tư vấn 5S - 5S có thể được sử dụng để thiết lập các quy tắc nhằm lưu trữ, xác định không gian và địa điểm. Những quy định này phải được thông báo rộng rãi để mọi người biết ở đâu, tại sao và trong bao lâu. Trong khi liên tục cải thiện tình trạng này, các quy định phải được cập nhật và áp dụng vào các trạng thái mới nhất.
Đã Đến Hạn Chuyển Đổi Từ ISO 9001: 2008 Sang ISO 9001: 2015
Đã Đến Hạn Chuyển Đổi Từ ISO 9001: 2008 Sang ISO 9001: 2015

1867 Lượt xem

Ngày 15 tháng 9 năm 2018 là thời hạn để các tổ chức công ty/doanh nghiệp ISO 9001 chuyển đổi sang phiên bản nâng cấp của tiêu chuẩn này. Nếu công ty của bạn chưa đặt ngày chuyển đổi để chứng nhận cho ISO 9001:2015, vui lòng liên hệ nhanh với NAPHA.

Kế hoạch chuyển đổi ISO/TS 16949:2009  sang IATF 16949:2016
Kế hoạch chuyển đổi ISO/TS 16949:2009 sang IATF 16949:2016

6044 Lượt xem

Các doanh nghiệp đang tư vấn chứng nhận Hệ thống quản lý Chất lượng cho ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô ISO/TS16949 cần biết thông tin hot chính thức từ IATF
Lợi Ích Của 5S Trong Hoạt Động Nâng Cao Năng Suất Chất Lượng Cho Doanh Nghiệp
Lợi Ích Của 5S Trong Hoạt Động Nâng Cao Năng Suất Chất Lượng Cho Doanh Nghiệp

2970 Lượt xem

Lợi ích đầu tiên khi thực hiện 5S đó là làm rõ rõ vấn đề. Bởi nhiều vấn đề sẽ rất khó phát hiện khi lưu quá nhiều các vật dụng mà không có chọn lọc. Tuy nhiên, nhờ S1 (Seiri) mọi thứ không/chưa liên quan, không/chưa cần thiết cho hoạt động tại một khu vực sẽ phải được tách biệt ra khỏi những thứ cần thiết sau đó loại bỏ hay đem ra khỏi nơi sản xuất.

5S LÀ GÌ?
5S LÀ GÌ?

3921 Lượt xem

5S là một hệ thống quản lý nhằm tối ưu hóa tổ chức và quản lý không gian làm việc trong môi trường sản xuất và dịch vụ. 5S bắt nguồn từ Nhật Bản vào đầu những năm 1980, thế kỉ XX.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng