Tiêu Chuẩn IATF 16949:2016: Vì Một Ngành Công Nghiệp Ôtô Bền Vững

Sau khi tiêu chuẩn IATF 16949:2016 chính thức được áp dụng thay thế cho tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2009, đến nay, nhiều doanh nghiệp trong ngành sản xuất ôtô Việt Nam đã chuyển đổi thành công.

IATF 16949:2016 được tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) và nhóm ngành ôtô quốc tế (IATF) ban hành vào tháng 10 năm 2016 nhằm thay thế cho tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2009. Đây là tiêu chuẩn áp dụng đối với hệ thống quản lý chất lượng đặc thù đối với ngành công nghiệp ôtô và các nhà sản xuất linh kiện liên quan.

Để ứng dụng được IATF 16949:2016, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn IATF 16949:2016, doanh nghiệp phải áp dụng thường xuyên 5 công cụ cốt lõi của ngành sản xuất linh kiện ôtô (5 Core tools) là: FMEA - phân tích hình thức sai lỗi tiềm ẩn và tác động của các hình thức sai lỗi tiềm ẩn; SPC -kiểm soát quá trình bằng thống kê; MSA - phân tích hệ thống đo lường; APQP -cách thức hoạch định tiên tiến về chất lượng sản phẩm và kế hoạch kiểm soát và PPAP – quá trình phê duyệt sản xuất (hàng loạt).

Tiêu Chuẩn IATF 16949:2016

Mặc dù, ban đầu còn nhiều lúng túng nhưng đến nay nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ và lắp ráp ôtô trong nước đã kịp thời hoàn thiện các yêu cầu mà tiêu chuẩn mới đề ra và đã được cấp chứng chỉ IATF 16949:2016. Bước đầu tiêu chuẩn mới đã giúp năng suất, chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp ổn định và tăng lên, Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) là một minh chứng.

Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các đối tác trong lĩnh vực sản xuất ôtô, xe máy, ngay sau khi IATF

16949:2016 được công bố, VEAM đã hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, đào tạo, tư vấn cho 2 đơn vị thành viên là Công ty TNHH MTV Diesel Sông Công (Disoco) và Công ty Phụ tùng máy số 1 (Futu1) để xây dựng IATF 16949:2016. Đến nay cả hai đơn vị này đã đạt chứng nhận IATF 16949:2016, hiện VEAM cũng đã triển khai tiếp cho các đơn vị khác trong tổng công ty như: SVEAM và Đúc VEAM tại miền Nam.

Ông Hồ Mạnh Tuấn - Phó Tổng giám đốc VEAM - cho biết: Ban đầu triển khai chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều đơn vị thành viên cho rằng, mình chỉ sản xuất linh kiện xe máy còn để xây dựng IATF 16949:2016 thì điều kiện cần là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ôtô và phải có dữ liệu sản xuất ít nhất trong 1 năm cho các khách hàng cụ thể. Tuy nhiên, đây là cách hiểu sai lầm vì đối với thế giới ngành sản xuất công nghiệp ôtô được hiểu bao gồm cả xe máy nên sau khi hiểu rõ vấn đề, các đơn vị đã chấp thuận triển khai xây dựng IATF 16949.

Để tối ưu hóa chi phí và không xáo trộn sản xuất, VEAM đã lựa chọn ở mỗi doanh nghiệp một xưởng sản xuất để áp dụng, cụ thể ở Disoco là xưởng làm phụ tùng cho Honda và ở Futu1 là xưởng rèn tay biên cũng phục vụ cho Honda. Tại Disoco, sau 1 năm áp dụng IATF 16949:2016, tổng giá trị đơn hàng cho sản xuất linh kiện ôtô năm 2018 đạt 78 tỷ đồng tăng gấp 3 lần so với trước khi áp dụng, năng suất lao động tăng lên 150%, chất lượng sản phẩm tăng cao, tỷ lệ sản phẩm lỗi, hỏng giảm 20%.

Trước những lợi ích mà IATF 16949:2016 mang lại, các phân xưởng sản xuất còn lại của Disoco và Futu1 cùng các doanh nghiệp thành viên của VEAM cũng đã chủ động triển khai xây dựng IATF 16949:2016, nhận thức của các cán bộ, công nhân viên trong công ty cũng được nâng lên.

Ông Hồ Mạnh Tuấn - Phó Tổng giám đốc VEAM: Lợi ích lớn nhất mà doanh nghiệp có được từ việc áp dụng tiêu chuẩn IATF 16949:2016 là chất lượng của sản phẩm và dịch vụ luôn ổn định, đáp ứng yêu cầu về an toàn, tạo lợi thế cạnh tranh cũng như nâng cao thương hiệu, làm tăng thêm sự tin tưởng của khách hàng, tiết kiệm chi phí góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận.

Theo Báo Công Thương

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ GỌI NGAY QUA HOTLINE: 0938.161.564

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐÀO TẠO NAPHA

Địa chỉ Tầng 8, Cao Thắng Mall, 19 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Email: tuvannapha@gmail.com


Tin tức liên quan

7 Loại Lãng Phí Do Toyota Phát Hiện Trong 5S
7 Loại Lãng Phí Do Toyota Phát Hiện Trong 5S

6262 Lượt xem

Tư vấn 5S - 5S có thể được sử dụng để thiết lập các quy tắc nhằm lưu trữ, xác định không gian và địa điểm. Những quy định này phải được thông báo rộng rãi để mọi người biết ở đâu, tại sao và trong bao lâu. Trong khi liên tục cải thiện tình trạng này, các quy định phải được cập nhật và áp dụng vào các trạng thái mới nhất.
DOANH NGHIỆP CẦN LÀM GÌ ĐỂ DUY TRÌ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ ISO SAU KHI CHỨNG NHẬN?
DOANH NGHIỆP CẦN LÀM GÌ ĐỂ DUY TRÌ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ ISO SAU KHI CHỨNG NHẬN?

300 Lượt xem

Đạt chứng nhận ISO không phải là đích đến cuối cùng, mà là bước đầu cho một quá trình duy trì và cải tiến liên tục. Để hệ thống quản lý ISO hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần có chiến lược rõ ràng trong trong quá trình áp dụng và duy trì hệ thống ISO. Vậy sau khi đạt chứng nhận ISO, doanh nghiệp cần làm gì để duy trì và cải tiến?

Các chuyên gia phát triển tiêu chuẩn ISO 14001 giành giải thưởng xuất sắc về kỹ thuật
Các chuyên gia phát triển tiêu chuẩn ISO 14001 giành giải thưởng xuất sắc về kỹ thuật

2447 Lượt xem

Nhóm các chuyên gia phát triển tiêu chuẩn ISO 14001 đã được trao tặng Giải thưởng Lawrence D. Eicher xuất sắc trong công tác kỹ thuật
KHÁM PHÁ 4 LỢI ÍCH KHI DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG 5S
KHÁM PHÁ 4 LỢI ÍCH KHI DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG 5S

799 Lượt xem

5S là một hệ thống quản lý nhằm tạo ra môi trường làm việc sạch sẽ, gọn gàng và hiệu quả. Việc áp dụng 5S trong doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích quan trọng, từ việc tăng cường năng suất đến việc cải thiện chất lượng công việc. Dưới đây là 4 lợi ích quan trọng khi doanh nghiệp lựa chọn tư vấn 5S:

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIÊU CHUẨN TÁI CHẾ RCS TRONG NGÀNH THỜI TRANG BỀN VỮNG
TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIÊU CHUẨN TÁI CHẾ RCS TRONG NGÀNH THỜI TRANG BỀN VỮNG

950 Lượt xem

Những năm gần đây, ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc đã bắt đầu nhận thức rõ hơn về tác động tiêu cực của mình đối với môi trường. Từ việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên đến lượng rác thải khổng lồ. Trong bối cảnh này, tiêu chuẩn tái chế RCS (Recycled Claim Standard) là một trong những giải pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy sự bền vững trong ngành thời trang. Tư vấn chứng nhận RCS giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động tiêu cực với môi trường và tăng mức độ uy tín đối với người tiêu dùng.

Tư vấn ISO 14001:2015-Thông tin dạng văn bản nào là bắt buộc?
Tư vấn ISO 14001:2015-Thông tin dạng văn bản nào là bắt buộc?

5216 Lượt xem

Bạn có biết thông tin dạng văn bản nào là bắt buộc khi doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015?
Tại Sao Chúng Ta Cần Chứng Nhận Các Tiêu Chuẩn ISO Cho Nước?
Tại Sao Chúng Ta Cần Chứng Nhận Các Tiêu Chuẩn ISO Cho Nước?

1846 Lượt xem

Tiêu chuẩn ISO thể hiện sự đồng thuận về các giải pháp thực tiễn và hành động tốt nhất để quản lý nước bền vững. Vì vậy chứng nhận ISO cho nước rất cần thiết

DOANH NGHIỆP NÀO CẦN CHỨNG NHẬN ISO 45001?
DOANH NGHIỆP NÀO CẦN CHỨNG NHẬN ISO 45001?

1152 Lượt xem

Chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 45001 về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp là một bước quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì môi trường làm việc an toàn và giảm thiểu rủi ro về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng