HƯỚNG DẪN THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM

Công bố sản phẩm là việc doanh nghiệp hay tổ chức cá nhân sản xuất khai báo cho cơ quan thẩm quyền biết về chất lượng sản phẩm nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước được phép lưu hành trên toàn quốc hay không. Đây là trình tự bắt buộc phải công bố trước khi nhập khẩu hay lưu hành hàng hóa trên cả nước.

Tự công bố sản phẩm là gì

Doanh nghiệp hay tổ chức cá nhân kinh doanh ngành thực phẩm sẽ tự công bố sản phẩm của mình trên phương tiện thông tin đại chúng và trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp hoặc công khai tại trụ sở của tổ chức cá nhân.

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.

2. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chi dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

Tự công bố sản phẩm

Hồ sơ, trình tự tự công bố sản phẩm gồm những gì

1. Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:

a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chi tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

2. Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau:

a) Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định:

b) Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

c) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cũng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

3. Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

4. Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thi tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cả nhân thông bảo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ GỌI NGAY QUA HOTLINE: 0938.161.564

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐÀO TẠO NAPHA

Địa chỉ Tầng 8, Cao Thắng Mall, 19 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Email: tuvannapha@gmail.com


Tin tức liên quan

ÁP DỤNG HACCP CODEX VÀ CƠ HỘI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
ÁP DỤNG HACCP CODEX VÀ CƠ HỘI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

614 Lượt xem

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp thực phẩm không chỉ cạnh tranh trong nước mà còn có cơ hội vươn ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để sản phẩm có thể xuất khẩu và đứng vững ở những thị trường khắt khe, các doanh nghiệp cần tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt. Việc áp dụng HACCP Codex trong việc mở rộng thị trường quốc tế sẽ mang lại lợi ích gì cho các doanh nghiệp thực phẩm?

PHƯƠNG PHÁP CHUẨN HÓA CÔNG VIỆC TRONG KAIZEN
PHƯƠNG PHÁP CHUẨN HÓA CÔNG VIỆC TRONG KAIZEN

1071 Lượt xem

Chuẩn hóa công việc và những bước Kaizen có vai trò quan trọng trong việc cải thiện tiêu chuẩn, chất lượng và năng suất. Ưu điểm của chuẩn hóa công việc là nó đã trở thành công cụ mặc định cho cải thiện ở tất cả các quy trình vận hành có kết hợp sức người & máy móc.

6 Bước Kaizen
6 Bước Kaizen

2443 Lượt xem

6 bước chính Toyota đã dùng để dạy quy trình Kaizen cho các lãnh đạo của họ. Các phương pháp cải thiện đều ít nhiều đi theo kiểu mẫu lập kế hoạch – thực hiện – kiểm tra – hành động và quy trình này cũng vậy.

SO SÁNH HACCP VÀ ISO 22000? LỰA CHỌN NÀO LÀ PHÙ HỢP CHO DOANH NGHIỆP VÀ HỘ KINH DOANH
SO SÁNH HACCP VÀ ISO 22000? LỰA CHỌN NÀO LÀ PHÙ HỢP CHO DOANH NGHIỆP VÀ HỘ KINH DOANH

577 Lượt xem

Trong lĩnh vực thực phẩm, việc tuân thủ các tiêu chuẩn là vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên, không phải tiêu chuẩn nào cũng phù hợp cho mọi mô hình kinh doanh. Vậy doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh nên chọn HACCP hay ISO 22000? Hãy cùng so sánh HACCP & ISO 22000 để xem sự khác biệt và lựa chọn tiêu chuẩn phù hợp trong bài viết sau đây.

Tư Vấn Chứng Nhận ISO 9001:2015 - Hoạch Định Và Kiểm Soát Chất Lượng
Tư Vấn Chứng Nhận ISO 9001:2015 - Hoạch Định Và Kiểm Soát Chất Lượng

1741 Lượt xem

Hoạch định quá trình - Các bước hoạch định quá trình: a. Xác định quá trình b. Xác định nhu cầu khách hàng, lưu đồ quá trình c. Thiết lập đo lường quá trình d. Phân Tích quá trình e. Thiết kế quá trình
Sự Khác Biệt Giữa ISO 45001: 2018 Thay Thế OHSAS 18001:2007
Sự Khác Biệt Giữa ISO 45001: 2018 Thay Thế OHSAS 18001:2007

2553 Lượt xem

Kể từ lần ban hành đầu tiên vào năm 1999, OHSAS 18001 đã trở thành tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH & SMS) được sử dụng và đánh giá chứng nhận phổ biến trên thế giới. 19 năm sau, kế thừa thành tựu đó, tiêu chuẩn ISO 45001:2018 mới đã được phát hành để thay thế OHSAS 18001.

Tư vấn chứng nhận TQP - Những điều cần biết?
Tư vấn chứng nhận TQP - Những điều cần biết?

2620 Lượt xem

Tư vấn khi triển khai áp dụng TQP, sẽ căn cứ vào Đặc thù của Tổ chức (Quy mô, Năng lực thiết bị, Công nghệ, …) và các Yêu cầu theo Trim Qualification Checklist phải bao quát và kiểm soát đầy đủ và có hiệu quả trong 05 phạm vi.

Biểu Đồ Quyết Định Hình Cây Để Xác Định Các Điểm Tới Hạn (CCP) khi áp dụng tiêu chuẩn HACCP
Biểu Đồ Quyết Định Hình Cây Để Xác Định Các Điểm Tới Hạn (CCP) khi áp dụng tiêu chuẩn HACCP

9309 Lượt xem

Biểu đồ quyết định hình cây cần lưu ý khi doanh nghiệp áp dụng xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng