Tư Vấn ISO 9001:2015: Quản Lý Theo Quá Trình Là Gì?

Quản lý quá trình là hoạch định, kiểm soát và cải tiến các quá trình quan trọng trong một tổ chức bằng các nhóm quá trình thường trực. Quản lý quá trình có các đặc điểm:

Có  hai hình thức tổ chức cơ bản:

  • Tổ chức theo chức năng
  • Tổ chức theo quá trình

Tổ chức theo chức năng là hình thức tổ chức kinh điển, tổ chức theo quá trình là hình thức tổ chức hiện đại, ngày càng tỏ ra có ưu điểm hơn và là một trong các tiêu chuẩn đánh giá của các giải thưởng chất lượng.

Quản lý theo chức năng

Hầu hết các tổ chức sản xuất và dịch vụ được tổ chức theo hình thức kinh điển là tổ chức theo chức năng với các bộ chức phận năng như kỹ thuật, sản xuất, tiếp thị, dịch vụ, hỗ trợ, tài chính, tư vấn,… Tổ chức theo chức năng tổ chức từ trên xuống và phân cấp theo hang dọc. Các bộ phận chức năng có mục tiêu riêng của bộ phận, định hướng theo mục tiêu chung của tổ chức. Tuy nhiên, quản lý bộ phận chức năng sẽ ưu tiên và tập trung cho mục tiêu riêng của bộ phận có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu chung của tổ chức thường được hoàn thành bởi các quá trình liên chức năng.

Tư Vấn ISO 9001:2015: Quản Lý Theo Quá Trình Là Gì?

Tư Vấn ISO 9001: 2015 – Quản Lý Theo Quá Trình Là Gì? Tại Sao Phải Quản Lý Theo Quá Trình?

Quản lý theo quá trình

Quá trình là một tập các hoạt động chuyển đổi đầu vào thành một kết quả ra mong muốn nhằm đạt được một mục tiêu xác định như quá trình sản xuất, quá trình thiết kế sản phẩm, quá trình phân phối, quá trình tuyển dụng, quá trình mua hàng,…. phương pháp tiếp cận của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 cũng là theo quá trình.

Mục tiêu của tổ chức thường được hoàn thành bởi các quá trình lớn, phức tạp, với sự tham gia của nhiều bộ phận chức năng hay gọi là quá trình liên chức năng. Ở một tổ chức, một quá trình quan trọng là tập hợp các hoạt động chức năng nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng bên ngoài và đạt được mục tiêu của tổ chức.

Các hoạt động của quá trình tích hợp con người, máy móc, nguyên vật liệu, thông tin và năng lượng lại với nhau. Quản lý các bộ phận chức năng thường chỉ chịu trách nhiệm cho các hoạt động thuộc chức năng của mình, chứ không ai chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình. Vấn đề thường xảy ra khi có giao tiếp giữa các bộ phận chức năng khi vận hành quá trình. Nhằm cải tiến vận hành quá trình lien chức năng, một hình thức quản lý mới là quản lý theo quá trình.

Quản lý quá trình là hoạch định, kiểm soát và cải tiến các quá trình quan trọng trong một tổ chức bằng các nhóm quá trình thường trực. Quản lý quá trình có các đặc điểm:

  1. Định hướng nhu cầu khách hàng hơn là nhu cầu các bộ phận chức năng
  2. Tập trung vào một số quá trình liên chức năng quan trọng.
  3. Chủ quá trình có trách nhiệm với quá trình.
  4. Nhóm vận hành quá trình là nhóm thường trực từ nhiều bộ phận chức năng.
  5. Áp dụng hoạch định, kiểm soát và cải tiến chất lượng quá trình.

Quản lý quá trình thay đổi hình thức tổ chức theo chiều dọc quản lý theo chức năng, thành hình thức tổ chức theo chiều ngang với các quá trình, bao gồm nhiều chức năng liên quan, đòi hỏi cái nhìn hệ thống để có thể hiểu được quan hệ phụ thuộc giữa các bô phận chức năng.

Lộ trình quản lý quá trình

Lộ trình quản lý quá trình bao gồm các bước sau:

  1. Tổ chức lựa chọn
  2. Tổ chức quá trình
  3. Hoạch định quá trình
  4. Chuyển qua quá trình
  5. Vận hành quá trình

TÌM HIỂU THÊM VỀ “PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH AT&T” TẠI ĐÂY

 

 

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ GỌI NGAY QUA HOTLINE: 0938.161.564

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐÀO TẠO NAPHA

Địa chỉ Tầng 8, Cao Thắng Mall, 19 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Email: tuvannapha@gmail.com


Tin tức liên quan

NÊN LỰA CHỌN SEDEX SMETA 2 TRỤ HAY 4 TRỤ?
NÊN LỰA CHỌN SEDEX SMETA 2 TRỤ HAY 4 TRỤ?

748 Lượt xem

SEDEX SMETA, hay còn được biết đến là Supplier Ethical Data Exchange - Sedex Members Ethical Trade Audit, là một hệ thống đánh giá đạo đức và trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu. SEDEX SMETA có hai phiên bản chính là SEDEX SMETA 2 Pillar (2 trụ) và SEDEX SMETA 4 Pillar (4 trụ).

Những yêu cầu nào của tiêu chuẩn ISO 9001:2005 thường bị doanh nghiệp bỏ qua khi đưa vào áp dụng?
Những yêu cầu nào của tiêu chuẩn ISO 9001:2005 thường bị doanh nghiệp bỏ qua khi đưa vào áp dụng?

7386 Lượt xem

Một số những yêu cầu phổ biến nhất của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 thường bị bỏ qua trong quá trính áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phiên bản mới là gì?
06 LĨNH VỰC NGÀNH NGHỀ BẮT BUỘC PHẢI KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH
06 LĨNH VỰC NGÀNH NGHỀ BẮT BUỘC PHẢI KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH

621 Lượt xem

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, việc kiểm kê khí nhà kính đã trở thành một yêu cầu quan trọng đối với nhiều ngành công nghiệp. Đây không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là cách để các doanh nghiệp thể hiện cam kết của mình đối với môi trường

Giải pháp chuyển đổi số cho thách thức về nguồn nhân lực ngành dệt may
Giải pháp chuyển đổi số cho thách thức về nguồn nhân lực ngành dệt may

787 Lượt xem

Ngày 28/7, hội thảo “Giải pháp chuyển đổi số cho thách thức về nguồn nhân lực ngành dệt may” được Hiệp hội Dệt may Việt Nam(VITAS) cùng  một số đơn vị tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.

4 Bước Xác Định Và Đánh Giá Các Khía Cạnh Môi Trường Được Áp Dụng Khi Tư Vấn ISO 14001:2015
4 Bước Xác Định Và Đánh Giá Các Khía Cạnh Môi Trường Được Áp Dụng Khi Tư Vấn ISO 14001:2015

4738 Lượt xem

Các khía cạnh môi trường quan trọng là trọng tâm chính của hệ thống quản lý môi trường của tổ chức bạn mà tư vấn ISO 14001:2015 cần biết để triên khai áp dụng

ISO 45001: 2018 Hệ thống quản lý an toàn sức khoẻ nghề nghiệp - Các yêu cầu & hướng dẫn sử dụng
ISO 45001: 2018 Hệ thống quản lý an toàn sức khoẻ nghề nghiệp - Các yêu cầu & hướng dẫn sử dụng

2451 Lượt xem

Tư vấn ISO 45001: 2018 giúp tổ chức đạt được các kết quả hoạch định của hệ thống quản lý An toàn sức khỏe nghề nghiệp (Occupational Health and Safety- OH & S)

DOANH NGHIỆP CẦN LÀM GÌ NẾU MUỐN ÁP DỤNG & CHỨNG NHẬN ISO 14064-1?
DOANH NGHIỆP CẦN LÀM GÌ NẾU MUỐN ÁP DỤNG & CHỨNG NHẬN ISO 14064-1?

869 Lượt xem

ISO 14064-1 quy định các nguyên tắc và yêu cầu ở cấp tổ chức đối với việc định lượng và báo cáo phát thải và loại bỏ khí nhà kính (KNK). Nó bao gồm các yêu cầu về thiết lập, phát triển, quản lý, báo cáo và thẩm định việc kiểm kê KNK của tổ chức, doanh nghiệp.

Kế hoạch chuyển đổi ISO/TS 16949:2009  sang IATF 16949:2016
Kế hoạch chuyển đổi ISO/TS 16949:2009 sang IATF 16949:2016

5975 Lượt xem

Các doanh nghiệp đang tư vấn chứng nhận Hệ thống quản lý Chất lượng cho ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô ISO/TS16949 cần biết thông tin hot chính thức từ IATF

Bình luận
  • Tư Vấn ISO 9001:2015: Quản Lý Theo Quá Trình Là Gì?
Đã thêm vào giỏ hàng