TƯ VẤN IATF 16949:2016


IATF16949:2016 là gì? Những Doanh nghiệp nào nên áp dụng Hệ thống Quản lý IATF16949:2016?  Làm thế nào để được tư vấn chứng nhận Hệ thống Quản lý Chất lượng dành cho ngành ô tô và linh kiện phụ tùng ô tô IATF16949:2016 ? 


Còn hàng

1. IATF 16949 là gì?

IATF 16949 là tiêu chuẩn được biên soạn bởi Hiệp hội Ô tô Thế giới (IATF - International Automotive Task Force). Phiên bản mới nhất của IATF 16949 được ban hành vào tháng 10 năm 2016.
IATF 16949:2016 phiên bản chuyển đổi từ ISO/TS 16949:2009 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng dành riêng cho các nhà cung cấp linh kiện Ô tô, được xây dựng trên nền tảng của tiêu chuẩn ISO 9001- Các yêu cầu cụ thể dành cho việc áp dụng ISO 9001:2015 đối với các tổ chức sản xuất Ô tô và cung cấp các dịch vụ, linh kiện Ô tô.

 

https://tuvanisovn.com/kcfinder/upload/images/IATF%2016949.jpg

Tư vấn chứng nhận IATF16949:2016 cho ngành ô tô và linh kiện ô tô

 

Vì IATF 16949:2016 thông qua cấu trúc Annex SL High Level Structure như trong ISO 9001:2015, dựa trên hai nền tảng cơ bản là 8 nguyên tắc quản lý chất lượng và việc thỏa mãn các yêu cầu cụ thể của khách hàng, nhằm phát triển hệ thống quản lý chất lượng để cải tiến liên tục, tập trung vào phòng ngừa khuyết tật, giảm sự biến động và lãng phí trong chuỗi cung ứng.

Mục đích của IATF 16949:2016 là cải tiến liên tục, phòng ngừa sai lỗi, giảm biến động và giảm lãng phí trong chuỗi cung cấp. Tiêu chuẩn này yêu cầu các nhà cung cấp phải tập trung vào cải tiến liên tục trong toàn bộ tổ chức. IATF 16949:2016 cũng yêu cầu đơn vị áp dụng phải tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực và nhận thức của người lao động, quy định trách nhiệm của người lao động đối với vấn đề chất lượng. Năng lực của cán bộ được đề cập khá chi tiết tại các nội dung như thiết kế quá trình, thiết kế và phát triển, theo dõi và đo lường quá trình, sản phẩm, phân tích dữ liệu. 

Phiên bản mới nhất hiện nay là IATF 16949:2016. Để ứng dụng được IATF 16949, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu nêu trong IATF 16949, thì doanh nghiệp phải áp dụng thường xuyên 5 công cụ chính yếu của IATF 16949 (5 Core tools) sau:

-   FMEA (Potential Failure Mode and Effects Analysis) – Phân tích hình thức sai lỗi tiềm ẩn và tác động của các hình thức sai lỗi tiềm ẩn.

- SPC (Statistical Process Control) – công cụ “Kiểm soát quá trình bằng thống kê”
-   MSA (Measurement System Analysis) – công cụ “Phân tích hệ thống đo lường”

-  APQP (Advanced Product Quality Planning and Control Plan) – công cụ “Cách thức hoạch định tiên tiến về chất lượng sản phẩm phẩm và kế hoạch kiểm soát”.

-  PPAP (Production Part Approval Process) – công cụ “Quá trình phê duyệt sản xuất (hàng loạt)”

2. Đối tượng áp dụng tiêu chuấn IATF 16949

Bất kỳ tổ chức nào trong chuỗi cung cấp ô tô thỏa mãn tiêu chí sau đây đều có thể áp dụng và đăng ký chứng nhận IATF 16949:

1)    Thuật ngữ “Ô tô” (Automotive) phải được hiểu bao gồm: ô tô, xe tải (nhẹ, trung, nặng), xe buýt, xe máy.

2)    Phạm vi áp dụng:   

-    Quy định kỹ thuật IATF 16949:2016, cùng với các yêu cầu của ISO 9001:2015, xác định các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng đối với việc thiết kế và phát triển, sản xuất, lắp ráp và cung cấp dịch vụ về các sản phẩm liên quan đến ô tô.

-     Quy định kỹ thuật này có thể áp dụng đối với các cơ sở của tổ chức sản xuất và/ hoặc các bộ phận dịch vụ được quy định bởi khách hàng được sản xuất ra.

3) Các địa điểm, cơ sở sản xuất và cung cấp dịch vụ (sites) trong chuỗi cung ứng ô tô bao gồm:

-    Các cơ sở vệ tinh cung cấp các chi tiết gia tăng giá trị, các thành phần, sản phẩm, lắp ráp bán thành phẩm và dịch vụ tham gia vào chuỗi cung cấp cho nhà sản xuất thiết bị gốc – OEM (Original Equipment Manufacturer).

-     Các cơ sở vệ tinh trong chuỗi cung cấp ô tô, ở đó sản xuất ra các nguyên vật liệu sản xuất, các chi tiết; các sản phẩm lắp ráp, hoặc cung cấp dịch vụ gia tăng giá trị để hoàn thiện sản phẩm, ví dụ như xử lý nhiệt, hàn, sơn, mạ điện…. cho các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) có áp dụng tiêu chuẩn này.

-    Các địa điểm ở đó diễn ra các quá trình sản xuất gia tăng giá trị.

-    Các đơn vị chức năng hỗ trợ, dù đặt tại chỗ hay ở nơi khác (như trung tâm thiết kế, trụ sở chính và trung tâm phân phối), là những đơn vị thuộc diện cần được đánh giá nhưng không được chứng nhận độc lập theo tiêu chuẩn này.

Tới đây chắc hẳn bạn đã hiểu rõ IATF 16949 là gì rồi phải không?

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ GỌI NGAY QUA HOTLINE: 0938.161.564

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐÀO TẠO NAPHA

Địa chỉ Tầng 8, Cao Thắng Mall, 19 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Email: tuvannapha@gmail.com

Sản phẩm liên quan

TƯ VẤN ISO 9001:2015

ISO 9001:2015 là gì? Những Doanh nghiệp nào nên áp dụng Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001:2015?  Làm thế nào để được tư vấn chứng nhận ISO 9001:2015? 

TƯ VẤN ISO 14001:2015

ISO 14001:2015 là gì? Lợi ích của việc sở hữu Chứng chỉ Hệ thống quản lý Môi trường ISO 140012015. Doanh nghiệp nào nên áp dụng ISO 14001:2015? Doanh nghiệp cần làm gì để được tư vấn chứng nhận ISO 14001:2015?

TƯ VẤN ISO 45001:2018

ISO 45001:2018 là gì? Những Doanh nghiệp nào nên áp dụng Hệ thống Quản lý An toàn- Sức khỏe- Nghề nghiệp ISO 45001:2018?  Làm thế nào để được tư vấn chứng nhận ISO 45001:2018? 

TƯ VẤN ISO 22000:2018

ISO 22000:2018 là gì? Những Doanh nghiệp nào nên áp dụng Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm ISO 22000:2018? Làm thế nào để được tư vấn chứng nhận ISO 22000:2018?

TƯ VẤN HACCP

HACCP là gì? Những Doanh nghiệp nào nên áp dụng Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm HACCP? Lợi ích của việc sở hữu các chứng chỉ HACCP. Làm thế nào để được tư vấn chứng nhận HACCP?

TƯ VẤN FSSC 22000

FSSC 22000 là gì? Những Doanh nghiệp nào nên áp dụng Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm FSSC 22000? Làm thế nào để được tư vấn chứng nhận FSSC 22000?

TƯ VẤN BRC

BRC là gì? Những Doanh nghiệp nào nên áp dụng Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm BRC? Làm thế nào để được tư vấn chứng nhận BRC?
Đã thêm vào giỏ hàng