TƯ VẤN ISO 45001:2018


ISO 45001:2018 là gì? Những Doanh nghiệp nào nên áp dụng Hệ thống Quản lý An toàn- Sức khỏe- Nghề nghiệp ISO 45001:2018?  Làm thế nào để được tư vấn chứng nhận ISO 45001:2018? 


Còn hàng

ISO 45001:2018 LÀ GÌ?

ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu về hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn lao động (Occupational Health and Safety - OH & S), cùng với cách hướng dẫn sử dụng, cho phép tổ chức chủ động cải thiện hiệu suất OH & S trong việc phòng ngừa thương tích và thiệt hại sức khỏe.

ISO 45001:2018 được định hướng áp dụng cho tất cả các loại hình và tính chất của bất kỳ tổ chức nào, bất kỳ quy mô nào. Tất cả các yêu cầu của ISO 45001  sẽ được tích hợp vào các quy trình quản lý riêng của tổ chức.

ISO 45001:2018 cho phép một tổ chức, thông qua hệ thống quản lý OH & S, để tích hợp các khía cạnh khác về sức khỏe và an toàn, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe/phúc lợi công nhân; tuy nhiên, cần lưu ý rằng một tổ chức có thể được yêu cầu bởi các yêu cầu pháp lý hiện hành để giải quyết các vấn đề đó.

Tiêu chuẩn ISO 45001 KHÔNG…

Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 không đưa ra các tiêu chí cụ thể cho kết quả hoạt động OH&S, mà cũng không phải là quy tắc về thiết kế một hệ thống quản lý OH&S. Hệ thống quản lý OH&S của tổ chức phải cụ thể để đáp ứng những nhu cầu riêng của ổ chức đó trong việc ngăn ngừa chấn thương và bệnh tật; do đó một doanh nghiệp nhỏ với rủi ro thấp có thể chỉ cần phải thực hiện một hệ thống tương đối đơn giản, trong khi một tổ chức lớn với mức độ rủi ro cao có thể cần một hệ thống phức tạp hơn nhiều. Bất kỳ loại hình hệ thống nào thì cũng phải có khả năng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, với điều kiện hệ thống đó phù hợp và có hiệu quả với tổ chức.

Vậy Tiêu chuẩn ISO 45001 là gì?

Tiêu chuẩn ISO 45001 không giải quyết các vấn đề một các cụ thể như an toàn sản phẩm, thiệt hại tài sản hoặc các tác động môi trường, và tổ chức không cần phải tính đến những vấn đề này trừ khi chúng cho thấy có rủi ro đối với người lao động.

Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 không nhằm mục đích là một tài liệu ràng buộc về mặt pháp lý, mà nó là một công cụ quản lý để các tổ chức có quy mô vừa và nhỏ trở lên sử dụng một cách tự nguyện nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro gây hại.

GHI CHÚ: Có một số công ước và tiêu chuẩn của ILO (ILS) liên quan đến OH&S đã được các quốc gia trên thế giới thông qua với mức độ khác nhau. Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 phù hợp với các quy định của ILS.

Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018?

Tiêu chuẩn ISO 45001 dựa trên Hệ thống quản lý OH&S sẽ cho phép tổ chức cải tiến kết quả hoạt động OH&S của mình bằng cách:

- Xây dựng và thực hiện chính sách và các mục tiêu OH&S

- Thiết lập các quá trình có hệ thống xem xét "bối cảnh" của tổ chức và có tính đến các rủi ro và cơ hội, các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác

- Xác định các mối nguy và rủi ro OH&S gắn với các hoạt động của tổ chức; tìm cách loại bỏ chúng, hoặc kiểm soát để giảm thiểu tác động tiềm ẩn.

- Thiết lập các kiểm soát vận hành để quản lý các rủi ro OH&S cũng như các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác

- Nâng cao nhận thức về các rủi ro OH&S của tổ chức

- Đánh giá kết quả hoạt động OH&S và tìm cách cải tiến kết quả hoạt động đó thông qua các hoạt động thích hợp

- Đảm bảo người lao động có vai trò chủ động trong các vấn đề OH&S

Việc kết hợp các biện pháp này sẽ đảm bảo tăng cường danh tiếng của tổ chức như là một nơi làm việc an toàn, và có thể có nhiều lợi ích trực tiếp hơn, chẳng hạn như:

- Cải thiện khả năng đáp ứng với các vấn đề về tuân thủ pháp luật

- Giảm chi phí về tai nạn

- Giảm thời gian và chi phí cho việc gián đoạn vận hành

- Giảm chi phí đóng bảo hiểm

- Giảm sự vắng mặt và tỷ lệ biến động nhân sự

- Thừa nhận đã đạt được tiêu chuẩn quốc tế (có thể tác động đến khách hàng đang quan tâm đến trách nhiệm xã hội)

Đối tượng áp dụng Tiêu chuẩn?

Câu trả lời đơn giản là Tiêu chuẩn này dành cho tất cả các tổ chức.

 Bất kể tổ chức của bạn là doanh nghiệp nhỏ, hoặc một tập đoàn toàn cầu; một tổ chức phi lợi nhuận, một tổ chức từ thiện, một tổ chức đào tạo, hoặc một tổ chức chính phủ. Miễn là tổ chức của bạn có những người làm việc hoặc những người có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của tổ chức, thì việc áp dụng hệ thống để quản lý sức khỏe và an toàn sẽ mang lại lợi ích cho tổ chức đó.

Tiêu chuẩn có thể được sử dụng bởi các tổ chức có các hoạt động với mức độ rủi ro thấp cũng như những tổ chức lớn và phức tạp có mức độ rủi ro cao. Trong khi Tiêu chuẩn yêu cầu các rủi ro OH&S phải được giải quyết và kiểm soát thì tiêu chuẩn cũng có một cách tiếp cận dựa trên rủi ro cho hệ thống quản lý OH&S để đảm bảo:  – a. hệ thống có hiệu lực; – b. được cải tiến để đáp ứng "bối cảnh" thay đổi liên tục của tổ chức.

Phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro này phù hợp với cách các tổ chức quản lý các rủi ro "kinh doanh" khác của mình và từ đó khuyến khích việc tích hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn vào các quá trình quản lý tổng thể của các tổ chức.

ISO 45001 liên quan đến các tiêu chuẩn ISO khác như thế nào?

ISO 45001 tuân theo phương pháp cấu trúc cao cấp đang được áp dụng cho các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác, như ISO 9001 (chất lượng) và ISO 14001 (môi trường). Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, nội dung của các tiêu chuẩn quốc tế khác cũng đã được xem xét (như OHSAS 18001 hoặc "Hướng dẫn ILO - OSH" của Tổ chức Lao động quốc tế) và các tiêu chuẩn quốc gia, cũng như các tiêu chuẩn và công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILSs).

Khi tiêu chuẩn này được công bố, những tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này sẽ thấy các yêu cầu của tiêu chuẩn đều phù hợp với các tiêu chuẩn khác. Điều này sẽ giúp cho việc chuyển đổi khá dễ dàng từ sử dụng tiêu chuẩn hệ thống quản lý OH&S hiện có sang sử dụng tiêu chuẩn ISO 45001, đồng thời cũng sẽ giúp tạo sự liên kết và tích hợp với các yêu cầu của các tiêu chuẩn ISO khác về hệ thống quản lý vào các quá trình quản lý tổng thể của tổ chức.

Thông tin thêm để hiểu hơn về ISO 45001:2018 là gì?

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về:

- Xây dựng tiêu chuẩn và hoạt động của Ban Dự án

- Cấu trúc cấp cao, xem Phụ lục SL 

       - Nội dung của phiên bản, vui lòng liên hệ với thành viên Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc gia của bạn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ GỌI NGAY QUA HOTLINE: 0938.161.564

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐÀO TẠO NAPHA

Địa chỉ Tầng 8, Cao Thắng Mall, 19 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Email: tuvannapha@gmail.com

Sản phẩm liên quan

TƯ VẤN ISO 9001:2015

ISO 9001:2015 là gì? Những Doanh nghiệp nào nên áp dụng Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001:2015?  Làm thế nào để được tư vấn chứng nhận ISO 9001:2015? 

TƯ VẤN ISO 14001:2015

ISO 14001:2015 là gì? Lợi ích của việc sở hữu Chứng chỉ Hệ thống quản lý Môi trường ISO 140012015. Doanh nghiệp nào nên áp dụng ISO 14001:2015? Doanh nghiệp cần làm gì để được tư vấn chứng nhận ISO 14001:2015?

TƯ VẤN IATF 16949:2016

IATF16949:2016 là gì? Những Doanh nghiệp nào nên áp dụng Hệ thống Quản lý IATF16949:2016?  Làm thế nào để được tư vấn chứng nhận Hệ thống Quản lý Chất lượng dành cho ngành ô tô và linh kiện phụ tùng ô tô IATF16949:2016 ? 

TƯ VẤN ISO 22000:2018

ISO 22000:2018 là gì? Những Doanh nghiệp nào nên áp dụng Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm ISO 22000:2018? Làm thế nào để được tư vấn chứng nhận ISO 22000:2018?

TƯ VẤN HACCP

HACCP là gì? Những Doanh nghiệp nào nên áp dụng Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm HACCP? Lợi ích của việc sở hữu các chứng chỉ HACCP. Làm thế nào để được tư vấn chứng nhận HACCP?

TƯ VẤN FSSC 22000

FSSC 22000 là gì? Những Doanh nghiệp nào nên áp dụng Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm FSSC 22000? Làm thế nào để được tư vấn chứng nhận FSSC 22000?

TƯ VẤN BRC

BRC là gì? Những Doanh nghiệp nào nên áp dụng Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm BRC? Làm thế nào để được tư vấn chứng nhận BRC?
Đã thêm vào giỏ hàng