ĐIỀU KIỆN CHỨNG NHẬN HALAL LÀ GÌ?

Chứng nhận HALAL đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng các sản phẩm trong quá trình sản xuất tuân thủ các nguyên tắc và quy định của theo luật đạo Hồi. Do đó điều kiện chứng nhận HALAL không chỉ đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt về nguyên tắc dinh dưỡng mà còn đề cao các giá trị đạo đức và văn hóa.

Điều kiện để chứng nhận HALAL

Các chương trình chứng nhận HALAL

Các thị trường Hồi giáo sẽ có các quy định đặc biệt như Indonesia và GCC, vì vậy doanh nghiệp nên tham khảo và lựa chọn chương trình chứng nhận phù hợp với yêu cầu của khách hàng và thị trường xuất khẩu. Chi phí của các chương trình là độc lập. Có 3 chương trình:

1. Chương trình JAKIM:

Có thời hạn chứng nhận 1 năm.

Tất cả các loại sản phẩm: thực phẩm, mỹ phẩm, nguyên liệu, dịch vụ,...

Phạm vi xuất khẩu: Có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước. Ngoại trừ: Indonesia và GCC.

2. Chương trình GCC:

Chỉ đánh giá cho sản phẩm thực phẩm.

Chương trình đánh giá và chứng chỉ này chỉ áp dụng hiệu lực cho thị trường GCC (bao gồm các nước: Dubai-UAE, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Barain, Yemen)

Sau khi đánh giá chứng nhận thành công, doanh nghiệp được cấp 03 bản chứng chỉ có hiệu lực 3 năm

3. Chương trình MUI

Chứng nhận có giá trị 1 năm.

Chỉ đánh giá cho sản phẩm là nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc hương liệu.

Phạm vi xuất khẩu: Có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước. Ngoại trừ: Malaysia và GCC.

Chọn Tổ chức chứng nhận HALAL như thế nào?

Tổ chức chứng nhận HALAL cung cấp các điều kiện cần thiết để được Công nhận Quốc tế. Bên cạnh đó một số thị trường Hồi giáo lại có những yêu cầu đặc biệt. Vì vậy, tổ chức chứng nhận HALAL phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Tổ chức Hồi Giáo
  • Tổ chức chứng nhận: Đánh giá sự phù hợp, yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, qui trình, dịch vụ.
  • Được công nhận tại các thị trường xuất khẩu đặc biệt: Các thị trường xuất khẩu có danh sách các tổ chức Chứng nhận được phê duyệt.

Quy trình chứng nhận HALAL

Có 5 bước trong quy trình chứng nhận HALAL

Yêu cầu đặc biệt

Đối với công ty có dây chuyền sản xuất sản phẩm có thịt heo (hoặc đồng vật trên cạn hoặc rượu bia) trong khuôn viên nhà máy có yêu cầu đặc biệt là phải tách biệt hoàn toàn với dây chuyền sản xuất HALAL (từ kho nguyên liệu, khu vực sản xuất, dụng cụ chứa đựng, kho tạm trữ, kho thành phẩm, nhân công)

  • Phải có người Hồi giáo (1 người/1 ca sản xuất) tham gia quản lý sản xuất các sản phẩm HALAL.
  • Nhân viên phải được đào tạo về HALAL
  • Đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Có hệ thống quản lý sản xuất: HACCP, ISO 22000, GMP,…

Để chứng nhận sản phẩm HALAL thì nguyên liệu, phụ gia, hóa chất sản xuất sản phẩm đó phải được chứng mình là HALAL:

  • Các nguyên liệu từ thực vật, thủy hải sản chưa qua quá trình chế biến (hoa quả tươi, cá biển đông lạnh,…) bản chất là HALAL được phép sử dụng, không cần gửi các hồ sơ thành phần nguyên liệu.
  • Đối với các nguyên liệu đã có chứng nhận HALAL: công ty gửi chứng chỉ HALAL còn hiệu lực. Chỉ phê duyệt chứng nhận HALAL hợp lệ khi được cấp từ các tổ chức HALAL quốc tế, được phê duyệt bởi JAKIM, GAC, MUI.
  • Đối với các nguyên liệu đã qua chế biến không có chứng chỉ HALAL, công ty cung cấp các hồ sơ khác có đầy đủ thông tin về thành phân cấu tạo của nguyên liệu (Công bố chất lượng Specification Material Safe Data Sheet,…). Trong một số trường hợp, các hồ sơ khác liên quan có thể được yêu cầu bổ sung thêm để xác minh tình trạng HALAL của nguyên liệu.
  • Không sử dụng cồn dưới mọi hình thức để cho trực tiếp vào sản phẩm.
  • Các nguyên liệu từ động vật bắt buộc phải có chứng nhận HALAL của các nguyên liệu đó
  • Toàn bộ dây chuyền sản xuất HALAL phải tách biệt với các sản phẩm không phải HALAL.

Chứng chỉ HALAL

Mẫu chứng chỉ chứng nhận HALAL 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ GỌI NGAY QUA HOTLINE: 0938.161.564

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐÀO TẠO NAPHA

Địa chỉ Tầng 8, Cao Thắng Mall, 19 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Email: tuvannapha@gmail.com


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng