TƯ VẤN CHỨNG NHẬN HALAL


Tiêu chuẩn HALAL có nguồn gốc từ Islam, là một hệ thống đánh giá và kiểm định các sản phẩm thực phẩm, đồ uống và dịch vụ khác để đảm bảo rằng chúng tuân thủ các nguyên tắc và quy định về an toàn, vệ sinh và đạo đức được quy định trong Islam.


Còn hàng

HALAL là gì?

Trong tiếng Ả Rập từ “HALAL” có nghĩ là “hợp pháp” và “được phép dùng”, đây là một khái niệm đề cập đến những sản phẩm/hành vi được cho phép sử dụng/thực hiện theo luật Hồi Giáo.

HARAM là gì?

Trái ngược với HALAL, từ HARAM có nghĩa là “bất hợp pháp” hoặc bị “bị cấm”.

Tất cả các sản phẩm sử dụng các nguyên liệu/ chất phụ trợ sản xuất từ thành phần HARAM (bị cấm) trong quá trình sản xuất sản phẩm đều không được chứng nhận HALAL.

Chứng nhận HALAL là gì?

Chứng nhận HALAL là quá trình xem xét và đánh giá được thực hiện bởi các tổ chức hoặc các cơ quan được cấp phép nhằm đảm bảo rằng sản phẩm/ dịch vụ đạt các yêu cầu của tiêu chuẩn HALAL, bao gồm không sử dụng các thành phần Haram (chất cấm theo quy định của luật Hồi Giáo) và điều kiện sản xuất/cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của Kinh Qur’an, luật Shari’ah và tiêu chuẩn HALAL.

Chứng nhận HALAL là gì?

Phạm vi chứng nhận HALAL

Các sản phẩm được sản xuất hàng loạt và có nhãn hiệu thương mại rõ ràng, thuộc các lĩnh vực mà Nhà nước sở tại cho phép sản xuất mới có thể đăng ký chứng nhận HALAL. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn của chứng nhận HALAL không chỉ liên quan đến nguyên liệu của sản phẩm mà còn bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến, đóng gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển. Do vậy, nếu quy trình sản xuất bị nhiễm bẩn hoặc sử dụng chất cấm thì sản phẩm đó sẽ được coi là HARAM.

Một số sản phẩm tiêu biểu có thể chứng nhận HALAL:

- Thực phẩm HALAL (không bao gồm rượu bia và chất có cồn);

- Thực phẩm chức năng HALAL;

- Mỹ Phẩm HALAL;

- Dược phẩm HALAL;

- Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản HALAL;

- Các sản phẩm chăm sóc cá nhân HALAL,…

Sự khác biệt giữ tiêu chuẩn HALAL và HARAM

Lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn HALAL

  • Mở rộng thị trường xuất khẩu vào các quốc gia Hồi Giáo và các nước có người Hồi Giáo
  • Sản phẩm có chứng nhận HALAL được cộng đồng khách hàng là người Hồi Giáo (hơn 1,5 tỷ người) tin tưởng sử dụng.
  • Không chỉ đáp ứng mỗi tiêu chí tôn giáo mà còn là một trong những tiêu chuẩn bảo đảm cho người tiêu dùng khắp nới trên thế giới về sự an toàn và chất lượng sản phẩm
  • Chứng nhận HALAL giúp doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng nguyên liệu và sản phẩm HALAL trên thế giới.

Doanh nghiệp nào có thể chứng nhận HALAL?

Các tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, không phân biệt thành phần kinh tế, quy mô, điều kiện tài chính, nhân sự... đều có thể đăng ký và được đánh giá chứng nhận HALAL.

Các chương trình chứng nhận HALAL

1. Chương trình JAKIM:

Có thời hạn chứng nhận 1 Năm.

Tất cả các loại sản phẩm: thực phẩm, mỹ phẩm, nguyên liệu, dịch vụ,...

Phạm vi xuất khẩu: Có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước. Ngoại trừ: Indonesia và GCC.

2. Chương trình GCC:

Chỉ đánh giá cho sản phẩm thực phẩm.

Chương trình đánh giá và chứng chỉ này chỉ áp dụng hiệu lực cho thị trường GCC (bao gồm các nước: Dubai-UAE, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Barain, Yemen)

Sau khi đánh giá chứng nhận thành công, doanh nghiệp được cấp 03 bản chứng chỉ có hiệu lực 3 năm

3. Chương trình MUI

Chứng nhận có giá trị 1 năm.

Chỉ đánh giá cho sản phẩm là nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc hương liệu.

Phạm vi xuất khẩu: Có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước. Ngoại trừ: Malaysia và GCC.

*Doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 hoặc nhiều chương trình chứng nhận cùng lúc để thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa.

Quy trình chứng nhận HALAL

1. Khách hàng cung cấp thông tin báo giá

Khách hàng điền form thông tin đăng ký theo yêu cầu và lựa chọn chương trình chứng nhận HALAL có thị trường phù hợp với nhu cầu xuất khẩu.

2. Ký hợp đồng

Dựa theo thông tin khách hàng cung cấp, tổ chức chứng nhận xem xét đơn đăng ký và gửi báo giá chứng nhận.

Hợp đồng sẽ được ký kết khi kết khi hai bên thống nhất về các chi phí, điều khoản và thỏa thuận trong hợp đồng.

3.Đánh giá giai đoạn 1

Khách hàng chuẩn bị hồ sơ, thủ tục theo hướng dẫn, tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá hồ sơ sơ bộ trước khi tiến hành đánh giá giai đoạn 2.

Thủ tục hồ sơ giai đoạn 1 bao gồm:

- Hồ sơ giới thiệu công ty (bao gồm cả sơ đồ tổ chức)

- Giấy phép đăng ký kinh doanh

- Các giấy phép hoạt động (nếu có)

- Quy trình/Sơ đồ sản xuất các sản phẩm chứng nhận.

- Các kết quả thí nghiệm của sản phẩm chứng nhận.

- Các chứng chỉ khác như ISO, HACCP, GMP, GAP (nếu có)

- Các hồ sơ chứng minh thành phần nguyên liệu, phụ gia không chứa bất kỳ thành phần nào là Haram.

-...

4. Đánh giá giai đoạn 2

Đánh giá tại hiện trường cơ sở sản xuất.

Chương trình đánh giá theo yêu cầu của tiêu chuẩn HALAL chuẩn quốc tế: MS 1500:2019, GSO 2055-1, MUI ...

Mục đích đánh giá giai đoạn 2 là kiểm tra tính phù hợp của sản phẩm được chứng nhận với các quy định về HALAL để cấp chứng chỉ.

5. Khắc phục sau đánh giá và cấp chứng chỉ

Sau khi đánh giá hoàn tất, chuyên gia sẽ lập báo cáo cho tổ chức chứng nhận xem xét.

Trong trường hợp có những điểm chưa phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn HALAL, doanh nghiệp cần gửi báo cáo hành động khắc phục và bằng chứng kèm theo đến tổ chức chứng nhận trong khoảng thời gian đã định là 30 ngày kể từ ngày đánh giá hiện trường.

Sau khi xem xét báo cáo và xác nhận rằng doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn HALAL, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận.

6. Đánh giá giám sát

Tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp đối với các việc tuân thủ HALAL thông qua việc đánh giá giám sát định kỳ.

Nguyên tắc của tiêu chuẩn HALAL

  1. Sản phẩm không phải Haram và/hoặc sử dụng những thành phần liên quan đến Haram phù hợp với các yêu cầu của luật Shari’ah và thiên kinh Quran;
  2. Tổ chức phải có hệ thống kiểm soát sản xuất phù hợp tiêu chuẩn HALAL, hoặc có các yêu cầu đảm bảo chất lượng tương tự; phải đào tạo cho nhân viên, thực hiện đánh giá nội bộ việc áp dụng tiêu chuẩn HALAL…
  3. Trong dây chuyền sản xuất, quá trình vận chuyển không để sản phẩm HALAL tiếp xúc trực tiếp/lẫn lộn với Haram. Đối với các doanh nghiệp có sản xuất các sản phẩm liên quan đến động vật (không bao gồm thủy sản) bắt buộc áp dụng các yêu cầu nghiêm ngặt hơn.
  4. Chịu sự giám sát sau chứng nhận qua việc xem xét các yếu tố bảo đảm chất lượng và có kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm lấy từ Tổ chức sản xuất và/hoặc thị trường

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ GỌI NGAY QUA HOTLINE: 0938.161.564

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐÀO TẠO NAPHA

Địa chỉ Tầng 8, Cao Thắng Mall, 19 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Email: tuvannapha@gmail.com

Sản phẩm liên quan

Đã thêm vào giỏ hàng