HƯỚNG DẪN KHUNG TRIỂN KHAI ESG VÀ LẬP BÁO CÁO ESG CHO NGÀNH SẢN XUẤT
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp ngành sản xuất không đứng ngoài cuộc đua ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị). ESG đã trở thành yếu tố quyết định trong đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng, thu hút đầu tư, và tiếp cận thị trường xuất khẩu – đặc biệt tại các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản...
Việc triển khai ESG bài bản là một hành trình dài hạn, cần cam kết từ lãnh đạo và sự tham gia đồng bộ từ toàn doanh nghiệp. Ngành sản xuất đặc biệt cần ESG để thích ứng với các tiêu chuẩn xuất khẩu, chính sách xanh của các thị trường lớn, và kỳ vọng ngày càng cao từ người tiêu dùng và đối tác. Dựa trên phương pháp tiếp cận 6 bước xây dựng và triển khai kế hoạch ESG, tài liệu hướng dẫn cung cấp một số nội dung tiêu biểu, mang tính đặc thù ngành để doanh nghiệp sản xuất tham khảo.
Bước 1: Tìm hiểu bối cảnh
Doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu và tính cấp thiết của ESG với doanh nghiệp
- Khái niệm và mục đích của phát triển bền vững
- Yêu cầu hoặc kỳ vọng của các bên liên quan then chốt về ESG
- Sự cấp thiết của việc chuyển đổi ESG
- …
I. Một số khái niệm liên quan đến phát triển bền vững
- ESG bao gồm các yếu tố về môi trường, xã hội và quản trị. Tác động, rủi ro và cơ hội liên quan đến các yếu tố này được đánh giá, cân nhắc bởi doanh nghiệp trong việc quản lý vận hành, và bởi các nhà đầu tư trong việc ra quyết định đầu tư. (Theo IFC – Tổ chức Tài chính quốc tế).
- Phát triển bền vững là quá trình phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng này đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. (Theo Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu – GRI)
Một số khái niệm liên quan đến phát triển bền vững
II. Sự cấp thiết của chuyển đổi phát triển bền vững cho doanh nghiệp
1/ Tác động của ngành Sản xuất trên toàn cầu đối với Môi trường
Sản xuất là một trong những ngành góp phần chính vào phát thải khí nhà kính toàn cầu và tác động lớn đến tài nguyên thiên nhiên và sức khỏe con người.
- Phát thải Khí nhà kính: Ngành có tỷ lệ phát thải CO2 cao thứ hai toàn cầu
Tác động của ngành sản xuất trên toàn cầu đối với môi trường
- Ô nhiễm môi trường: Việc sử dụng nước, đất đai và ô nhiễm môi trường làm thất thoát nguồn tài nguyên và giảm đa dạng sinh học. Ô nhiễm không khí, bụi, bùn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người với bệnh phổi, hen suyễn, thần kinh,…
- Sử dụng tài nguyên: Ngành sản xuất có mức độ sử dụng tài nguyên cao, đặc biệt ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, đồng thời gây ô nhiễm ở các nước này.
Tác động môi trường của ngành Sắt thép và DMDG trên toàn bộ chuỗi cung ứng
Đối với ngành sắt thép
- Phát thải Khí nhà kính: 2,8 gigaton khí CO2 /năm, ~8% tổng lượng khí thải hệ thống năng lượng
- Sử dụng và Ô nhiễm Nước: Trung bình 28,6 m³ nước/tấn thép
- Ô nhiễm Không khí: sản xuất 1 tấn thép sẽ thải ra 10.000 m3 khí thải, 100 kg bụi như SO₂, NOx và các kim loại nặng
- Sử dụng tài nguyên - Trung bình cần 1370 kg quặng sắt, 780 kg than luyện kim, 270 kg đá vôi và 125 kg thép tái chế để sản xuất 1.000 kg thép thô
Đối với ngành Dệt may, Da giày
- Phát thải Khí nhà kính: 1025 tỷ tấn CO2e (2021) và chiếm 6-10% CO2e toàn cầu
- Sử dụng và Ô nhiễm Nước: 215 nghìn tỷ lít nước/ năm, Chịu trách nhiệm cho 20% lượng nước công nghiệp bị ô nhiễm
- Phá rừng: 150 triệu cây bị chặt hằng năm cho vải visco, rayon
- Sử dụng hóa chất: 500 -2000 kg hóa chất/ tấn sản phẩm
- Sản xuất dư thừa & xử lý cuối vòng đời: 30% quần áo sản xuất dư thừa; 87% bị đổ ra bãi rác/bị đốt cháy
2/ Tác động của ngành sản xuất toàn cầu đối với Xã hội
Sản xuất là ngành tạo ra số lượng lớn cơ hội việc làm, nhưng cũng đi kèm với vấn đề nghiêm trọng về sử dụng lao động.
- Ngành sản xuất tạo ra nhiều việc làm: Nhân công trong ngành sản xuất trên toàn (2025) là khoảng 450 triệu người
- Ngành sản xuất tạo ra nhiều vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến người lao động và cộng đồng:
+ Nguy cơ tai nạn cao, ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của người lao động
+ Tiêu thụ năng lượng, nước đáng kể; phát thải khí thải và chất thải ảnh hưởng đến cuộc sống người dân
+ Hoạt động sản xuất có thể dẫn đến mối quan ngại về sức khỏe, sinh kế và an ninh lương thực cho cộng đồng
+ Chuỗi cung ứng phát thải chất độc hại cùng với sản phẩm chất lượng không đảm bảo ảnh hưởng đến sức khỏe
- Tác động đến xã hội của ngành Sắt thép và Dệt may Da giày (DMDG) trên toàn bộ chuỗi cung ứng:
Tác động của ngành sản xuất trên toàn cầu đối với xã hội
3/ Tác động của ngành Sản xuất Việt Nam đến kinh tế, môi trường và xã hội
Tác động của ngành Sản xuất Việt Nam đến kinh tế, môi trường và xã hội
4/ Do tác động đáng kể về môi trường và xã hội, ngành sản xuất đối mặt với yêu cầu gia tăng về phát triển bền vững từ cơ quan quản lý, khách hàng và nhà đầu tư
- Yêu cầu của các cơ quan quản lý
Quy định và tiêu chuẩn của quốc gia, khu vực trên toàn cầu và tiêu chuẩn tự nguyện của các tổ chức: Các quy định này đang tạo áp lực cho doanh nghiệp sản xuất phải thay đổi hoạt động vận hành bền vững và công bố hiệu quả bảo vệ môi trường, xã hội
- Cơ hội tiếp cận nguồn vốn
Nhà đầu tư đang ngày càng quan tâm đến hoạt động sản xuất xanh: Các điều kiện về môi trường của tài chính xanh tài chính bền vững đang “thúc đẩy” các doanh nghiệp trong ngành đẩy mạnh chuyển đổi xanh để tiếp cận được nguồn vốn này.
- Áp lực từ các bên liên quan
Các doanh nghiệp sản xuất chịu áp lực từ các khách hàng lớn trong chuỗi cung ứng
+ Doanh nghiệp đối mặt với rủi ro về việc mất đi vị thế nhà cung cấp ưu tiên nếu không đáp ứng các yêu cầu về bền vững.
+ Nếu thành công trong việc sản xuất bền vững, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi thế cạnh tranh, uy tín và giảm thiểu rủi ro.
5/ Một số quy định pháp lý tại Việt Nam thúc đẩy ngành sản xuất phát triển bền vững
7/ Một số nguồn tài chính bền vững tại khu vực Châu Á và Việt Nam để thúc đẩy chuyển đổi bền vững trong ngành sản xuất
Bước 2 - Đánh giá các vấn đề trọng yếu
Bước 3 & 4 - Lập kế hoạch và triển khai
1/ Phương pháp xác định Chủ đề trọng yếu
Nhận dạng và đánh giá tính trọng yếu
2/ Một số nguồn tham khảo để xác định chủ đề trọng yếu cho các doanh nghiệp ngành Sản xuất
Môi trường |
Xã hội |
Quản trị |
Chất lượng không khí |
Quyền con người và quan hệ cộng đồng |
Quản lý thiết kế và vòng đời sản phẩm |
Quản lý nước và nước thải |
Quyền riêng tư của khách hàng |
Khả năng chống chịu và phục hồi của mô hình kinh doanh |
Tác động tới hệ sinh thái và đa dạng sinh học |
An ninh dữ liệu |
Quản lý chuỗi cung ứng |
Quản lý chất thải và vật liệu nguy hiểm |
Khả năng tiếp cận và tính phù hợp về giá cả |
Tác động vật lý của biến đổi khí hậu |
Phát thải khí nhà kính |
Phúc lợi của khách hàng |
Đạo đức kinh doanh |
Quản lý năng lượng |
Phúc lợi của khách hàng |
Hành vi cạnh tranh |
Thích ứng, phục hồi và khả năng chuyển đổi đối với biến đổi khí hậu | Thực hành bán hàng và ghi nhãn sản phẩm | Quản lý pháp lý và quy định về môi trường |
Nguồn cung và hiệu quả về nguyên vật liệu |
Thực hành lao động |
Quản lý rủi ro sự cố nghiêm trọng |
Sức khỏe và an toàn của người lao động |
Quản lý rủi ro hệ thống | |
Sự gắn kết, đa dạng và hòa nhập của người lao động |
3/ Quản lý chuỗi cung ứng
4/ Lĩnh vực sắt thép
a) Bối cảnh và phạm vi để xác định chủ đề trọng yếu trong ngành Sắt thép
Một số yếu tố cần lưu ý khi xác định chủ đề trọng yếu
b) Tác động về khía cạnh môi trường và xã hội của ngành Sắt thép
- Môi trường
+ Phát thải KNK: 2,8 gigaton khí Co2 mỗi năm, tương đương 8% tổng lượng khí thải hệ thống năng lượng
+ Ô nhiễm môi trường (không khí, nước và đất)
Nước sử dụng trung bình: 28,6 m³/tấn thép
Chất lượng không khí: Bị ảnh hưởng bởi khí thải từ quá trình xử lý, làm nóng và chuyển đổi nguyên liệu thô.
Chất ô nhiễm chính: Bụi/vật chất dạng hạt (PM), Lưu huỳnh điôxít (SO₂), Oxit nitơ (NOx), Một lượng nhỏ dioxin và kim loại nặng
+ Tiêu tốn tài nguyên: Trung bình cần 1.370 kg quặng sắt, 780 kg than luyện kim, 270 kg đá vôi và 125 kg thép tái chế để sản xuất 1.000 kg thép thô
- Xã hội
c) Một số chủ đề trọng yếu phổ biến dành cho các doanh nghiệp ngành Sắt thép tại Việt Nam tham khảo
- Môi trường:
+ Chất lượng không khí
+ Quản lý nguồn nước và nước thải
+ Quản lý chất thải và nguyên vật liệu nguy hại
+ Phát thải khí nhà kính
+ Quản lý năng lượng
+ Nguồn cung ứng và sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu
- Xã hội:
+ Quan hệ cộng đồng
+ Thực hành lao động
+ Sức khỏe và an toàn nhân viên
+ Sự gắn kết, đa dạng và hòa nhập của nhân viên
- Quản trị
+ Thiết kế sản phẩm và Quản lý vòng đời
d) Trung hòa phát thải các-bon
Là bao gồm các phương pháp chuyển đổi từ nhiên liệu hữu cơ truyền thống sang những lựa chọn khác phát thải thấp hơn. Các lựa chọn thay thế cho phát thải thấp cho ngành sắt thép:
Hình
- Phương pháp thu hồi nhiệt thải khử carbon sử dụng bộ trao đổi nhiệt và máy bơm nhiệt để tận dụng nhiệt từ quy trình sản xuất
- Phương pháp chuyển đổi nhiệt trực tiếp và gián tiếp trong quá trình sản xuất thép
- Thu hồi, tận dụng và lưu trữ các-bon (Carbon Capture, Utilization and Storage - CCUS)
e) Kinh tế tuần hoàn: Áp dụng các nguyên tắc tuần hoàn trong sản xuất sắt thép
- Cắt giảm: Giảm lượng vật liệu, năng lượng, phế thải và các tài nguyên khác được sử dụng để tạo ra thép
+ Cắt giảm trong sử dụng thép
+ Cắt giảm trong quá trình sản xuất
+ Cắt giảm thông qua hiệu quả sử dụng vật liệu xuất thép
- Tái sử dụng: sử dụng lại một vật hoặc vật liệu cho cùng mục đích hoặc mục đích tương tự mà không thay đổi đáng kể hình dạng hoặc cấu trúc.
+ Thiết kế kết cấu của sản phẩm thép hướng tới dễ dàng tháo dỡ
- Tái sản xuất: khôi phục các sản phẩm chứa thép đã qua sử dụng về tình trạng đáp ứng hoặc vượt qua mức hiệu suất ban đầu
+ Tháo dỡ sản phẩm, mỗi thành phần sẽ được làm sạch, kiểm tra hư hỏng và tân trang lại hoặc thay thế bằng một bộ phận mới.
- Tái chế: phế liệu thép từ sản phẩm hết vòng đời được nấu chảy để tạo ra thép mới, thay đổi hình dạng vật liệu cho các ứng dụng mới
+ Chuyển đổi các sản phẩm thép hết vòng đời và phụ phẩm công nghiệp trở lại thành nguyên liệu thô cho sản xuất thép mới
f) Cải thiện các vấn đề xã hội trong lĩnh vực sắt thép
- Bốn lĩnh vực trọng tâm: Văn hóa an toàn & lãnh đạo, Quản lý an toàn quy trình, Quản lý an toàn lao động, Quản lý sức khỏe nghề nghiệp
- Sáu nguyên tác an toàn sức khỏe:
+ Tất cả các thương tích và bệnh tật liên quan đến công việc có thể và phải được ngăn ngừa
+ Người quản lý phải có trách nhiệm và chịu trách nhiệm cho hiệu suất an toàn và sức khỏe
+ Sự tham gia và đào tạo cho người lao động là điều quan trọng
+ An toàn lao động là điều kiện cho việc tuyển dụng
+ Sự vượt trội về an toàn sức khỏe sẽ dẫn đến kết quả kinh doanh vượt trội
+ An toàn sức khỏe phải được tích hợp vào tất cả quy trình quản lý doanh nghiệp
g) Các tiêu chuẩn, khung đánh giá để đặt mục tiêu về phát triển bền vững và nâng cao năng lực báo cáo ESG cho ngành Sản xuất Sắt thép
5/ Lĩnh vực Dệt may da giày
a) Chuỗi giá trị của ngành Dệt may da giày và các bên liên quan trong chuỗi giá trị
b) Tác động của ngành Dệt May Da giày (DMDG) trên cả chuỗi giá trị toàn cầu về môi trường và xã hội
c) Một số chủ đề trọng yếu phổ biến dành cho các doanh nghiệp ngành DMDG tại Việt Nam tham khảo
- Môi trường: Phát thải khí nhà kính, Quản lý nguồn nước và nước thải, Đa dạng sinh học và tác động sinh thái, Nguồn cung ứng và sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu
- Xã hội: Quản lý Hóa chất trong Sản phẩm, Sức khỏe và an toàn nhân viên, Thực hành lao động
d) Quản lý chuỗi cung ứng bền vững
- Vật liệu bền vững được lựa chọn trong sản xuất
+ Ưu tiên loại sợi hoặc nguyên vật liệu giúp giảm thiểu tác động và đem lại lợi ích cho khí hậu, thiên nhiên và con người thông qua cách tiếp cận toàn diện để chuyển đổi hệ thống sản xuất
+ Một số loại sợi thân thiện với môi trường có thể bao gồm (không giới hạn): sợi tái chế, sợi từ thực vật, sợi làm từđộng vật (có trách nhiệm), sợi bán tổng hợp
- Quan hệ đối tác với nhà cung cấp
+ Đánh giá lại mối quan hệ với nhà cung cấp, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược lâu dài để tăng cường dự báo nhu cầu và lập kế hoạch sản xuất
+ Hợp tác với nhà cung cấp áp dụng công nghệ theo dõi dữ liệu phát thải
+ Áp dụng việc tích hợp các KPI chung về phát triển bền vững và hiệu quả quy trình, cải thiện sự hợp tác giữa các chức năng và nhà cung cấp, nâng cao độ chính xác của kế hoạch và cải thiện hiệu quả toàn diện từ đầu đến cuối.
- Tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc
+ Phải thu thập đầy đủ thông tin từ các nhà cung cấp ngay từ quá trình đầu tiên khi tìm nguồn cung ứng
+ Triển khai các chương trình chuyển đổi số, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm hỗ trợ cải thiện truy xuất nguồn gốc và minh bạch trong chuỗi giá trị: Cung cấp thông tin chuẩn hóa về nguồn gốc và tính bền vững; Định danh kỹ thuật số cho sản phẩm; Lưu trữ và phân tích dữ liệu lớn để quản lý rủi ro
e) Trung hòa phát thải Các-bon
Một số biện pháp trung hòa phát thải KNK và giám sát các cải tiến ở các giai đoạn khác nhau trong vòng đời DMDG
h) Cải thiện điều kiện lao động
i) Các sáng kiến, tiêu chuẩn kỹ thuật để thúc đẩy việc sản xuất bền vững cho ngành Dệt may da giày
Bước 5 & 6 – Theo dõi và báo cáo
1. Các cấu phần cốt lõi của Báo cáo ESG và các nguyên tắc xây dựng báo cáo
a) 4 cấu phần cốt lõi của một báo cáo là Quản trị, Chiến lược, Quản trị rủi ro, Chỉ số và mục tiêu
- Tuyên bố tuân thủ với các tiêu chuẩn và khung báo cáo quốc tế
- Phạm vi báo cáo
- Đánh giá chủ đề trọng yếu
- Quản trị
- Chiến lược
- Quản trị rủi ro
- Chỉ số và mục tiêu
- Cơ sở báo cáo
b) Một trong những nguyên tắc xác định báo cáo quan trọng là đảm bảo tính chính xác
- Cân nhắc về quản trị dữ liệu: Cần thiết lập và ưu tiên khung quản trị dữ liệu ESG để đạt được các mục tiêu môi trường và xã hội lâu dài
- Cân nhắc về quản lý dữ liệu:
+ Cần hiểu các mục tiêu và mục đích chiến lược kinh doanh để định nghĩa cách thức sử dụng dữ liệu ESG cho báo cáo và hỗ trợ các hoạt động phân tích
+ Cần có một nền tảng duy nhất dành cho việc thu nhập, kiểm định và kiểm soát dữ liệu sẽ giảm thiểu rủi ro dữ liệu, điều hướng hiệu quả và thiết lập nguồn dữ liệu đáng tin cậy
+ Cần đánh giá độ hoàn thiện, chuẩn xác, thống nhất, kịp thời và chính xác của dữ liệu
2. Các khung, tiêu chuẩn toàn cầu về công bố thông tin ESG
Các khung, tiêu chuẩn toàn cầu về công bố thông tin ESG
3. Một số chỉ số tham khảo về công bố thông tin cho doanh nghiệp DMDG
Một số chỉ số tham khảo về công bố thông tin cho doanh nghiệp DMDG
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ GỌI NGAY QUA HOTLINE: 0938.161.564
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐÀO TẠO NAPHA
Địa chỉ: Tầng 8, Cao Thắng Mall, 19 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Email: tuvannapha@gmail.com
Xem thêm