TƯ VẤN CHỨNG NHẬN GRS


Với chứng nhận GRS, doanh nghiệp có thể truyền đạt cho khách hàng cam kết của mình về sự trung thực trong vật liệu và hỗ trợ cho nền kinh tế tuần hoàn giúp giảm chất thải bằng cách sử dụng vật liệu tái chế để tạo ra các sản phẩm mới.


Còn hàng

GRS là gì?

- GRS - Global Recycle Standard: tiêu chuẩn tái chế toàn cầu. Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (GRS) ban đầu được phát triển bởi Control Union Certifications (CU) vào năm 2008 và quyền sở hữu đã được chuyển cho Textile Exchange vào ngày 1 tháng 1 năm 2011.

- Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu (GRS) là tiêu chuẩn sản phẩm tự nguyện để theo dõi và xác minh hàm lượng vật liệu tái chế trong sản phẩm cuối cùng.

- Tiêu chuẩn áp dụng cho toàn bộ chuỗi cung ứng bao gồm quá trình xử lý, sản xuất, đóng gói, dán nhãn, kinh doanh và phân phối, tất cả các sản phẩm được làm bằng tối thiểu 20% vật liệu tái chế. Nó cũng đặt ra các yêu cầu về nội dung tái chế, chuỗi hành trình sản phẩm, thực hành xã hội và môi trường cũng như các hạn chế về hóa chất.

- Mặc dù GRS thuộc sở hữu của Textile Exchange, phạm vi sản phẩm không giới hạn ở hàng dệt may mà có thể bao gồm bất kỳ loại sản phẩm nào có chứa nguyên liệu có thành phần tái chế.

Chứng nhận GRS là gì?

Mục tiêu của GRS:

✔️Liên kết các định nghĩa trên nhiều ứng dụng;

✔️Theo dõi và truy xuất nguyên liệu đầu vào tái chế;

✔️Cung cấp cho khách hàng (cả thương hiệu và người tiêu dùng) một công cụ để đưa ra những quyết định sáng suốt;

✔️Giảm thiểu tác động có hại của sản xuất tới con người và môi trường;

✔️Đảm bảo rằng các nguyên liệu trong sản phẩm cuối cùng được tái chế và xử lý bền vững hơn;

✔️Đổi mới cách giải quyết các vấn đề chất lượng trong việc sử dụng các vật liệu tái chế.

Doanh nghiệp/ Tổ chức nào cần áp dụng GRS:

Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS được thiết lập cho bất kỳ sản phẩm thành phẩm hoặc sản phẩm trung gian có chứa ít nhất 20% vật liệu tái chế trong thành phần sản xuất.

▪️ Sản xuất nguyên vật liệu;

▪️ Kéo sợi, in ấn, dệt kim, gia công, dệt và nhuộm;

▪️ Tái chế nguyên vật liệu;

▪️ Sản xuất sản phẩm tái chế;

▪️ Phân phối, đóng gói, lưu trữ sản phẩm tái chế …

Tổ chức cần xác định bổ sung các yêu cầu của khách hàng, đối tác và sản phẩm, dịch vụ của mình trong chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng toàn cầu, kể cả các yêu cầu của pháp luật.

Thời gian áp dụng tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS phụ thuộc vào loại hình, quy mô, mức độ phức tạp hay sản phẩm, dịch vụ cung cấp của tổ chức. Tổ chức cần xác định trong khoảng thời gian hợp lý đủ để hệ thống quản lý chất lượng áp dụng được kiểm tra, đánh giá phù hợp và đáp ứng với các yêu cầu.

Lợi ích khi doanh nghiệp đạt chứng nhận GRS:

▪️ Tạo cơ hội tiếp cận thị trường các sản phẩm làm từ vật liệu tái chế;

▪️ Đáp ứng các tiêu chí quan hệ của khách hàng mới;

▪️ Hữu ích để nắm bắt các thị trường châu Âu;

▪️ Giảm tác động có hại của sản xuất đối với con người và môi trường;

▪️ Cung cấp sự đảm bảo rằng các vật liệu trong sản phẩm cuối cùng thực sự được Tái chế và xử lý bền vững hơn;

▪️ Thúc đẩy sự đổi mới trong việc giải quyết các vấn đề về chất lượng trong việc sử dụng vật liệu Tái chế;

▪️ Cải thiện niềm tin của khách hàng;

▪️ Theo dõi và truy tìm nguyên liệu đầu vào tái chế;

▪️ Giảm tác động có hại của sản xuất đối với con người và môi trường;

▪️Thúc đẩy sự đổi mới trong việc giải quyết các vấn đề về chất lượng trong việc sử dụng vật liệu tái chế.

Các yêu cầu chính của tiêu chuẩn GRS:

- GRS sử dụng định nghĩa trong tiêu chuẩn ISO 14021 về thành phần tái chế, với sự giải thích dựa trên Hướng dẫn xanh của Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (US Federal Trade Commission).

- GRS bao gồm các yêu cầu về: Thông tin chung, tiêu chí về xã hội, môi trường, hóa chất để xác minh các thực hành có trách nhiệm trong quá trình sản xuất sản phẩm được chứng nhận.

- Thông tin chung:

    • Định nghĩa;
    • Tài liệu tham khảo;
    • Nguyên tắc chứng nhận GRS;
    • Yêu cầu đối với nguyên vật liệu tái chế;
    • Yêu cầu của chuỗi cung ứng.

- Các tiêu chí xã hội của tiêu chuẩn yêu cầu các chính sách của tổ chức:

  • CẤM:

-> Lao động cưỡng bức, ràng buộc, giao kèo, nhà tù hoặc lao động trẻ em;

-> Phân biệt đối xử, quấy rối và lạm dụng người lao động.

  • BẢO VỆ:

-> Tự do hiệp hội và công nhận quyền thương lượng tập thể;

-> Sức khỏe và an toàn của người lao động.

  • CUNG CẤP:

-> Tiền lương, phúc lợi và điều kiện làm việc đáp ứng hoặc vượt qua mức tối thiểu theo luật định;

-> Giờ làm việc tuân thủ luật pháp quốc gia, tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn quốc tế có liên quan.

  1. Đối với tiêu chí môi trường, các tổ chức:
  • PHẢI CÓ -> Một hệ thống quản lý môi trường (EMS) đáp ứng các tiêu chí được nêu trong tiêu chuẩn;
  • PHẢI CÓ -> Một hệ thống quản lý hóa chất (CMS) đáp ứng các tiêu chí được xác định trong tiêu chuẩn.
  • PHẢI THEO DÕI:

-> Sử dụng năng lượng và nước;

-> Nước thải/ Dòng chảy;

-> Khí thải vào không khí;

-> Quản lý chất thải.

  1. Sử dụng và quản lý hóa chất trong quá trình xử lý các sản phẩm GRS:
  • HẠN CHẾ -> Các hóa chất được phân loại là nguy hiểm đối với sức khỏe con người và/hoặc đối với môi trường bởi REACH trong Substances of Very High Concern (SVAC).
  • HẠN CHẾ -> Các hóa chất (và hỗn hợp được phân loại với các mã nguy hiểm cụ thể hoặc các giai đoạn rủi ro được xác định trong tiêu chuẩn) với các mối lo ngại về sức khỏe hoặc môi trường đã được thiết lập.
  • HẠN CHẾ -> Các hóa chất không tuân thủ Danh sách các chất bị hạn chế sản xuất (MRSL) của ZDHC.

Chứng chỉ GRS:

- Chứng chỉ GRS có thời hạn 1 năm. Để được cấp chứng chỉ mới doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá tái chứng nhận GRS. Các bước tái chứng nhận GRS cũng thực hiện giống như đăng ký lần đầu tiên

 

Mẫu chứng nhận Tái chế toàn cầu GRS

Các thông tin văn bản cần cho hệ thống tái chế toàn cầu GRS:

- Tuỳ theo quy mô sản xuất của doanh nghiệp, có thể tích hợp với các hệ thống khác như ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, SMETA… hoặc có thể tách riêng các quy trình thủ tục kiểm soát riêng biệt cho hệ thống Tái chế toàn cầu GRS. Hệ thống có thể gồm các quy trình dưới đây:

  • Sổ tay tái chế toàn cầu GRS.
  • Sơ đồ tổ chức và mô tả trách nhiệm liên quan đến hàng tái chế.
  • Quy trình nhận diện, kiểm soát và truy xuất hàng tái chế.
  • Quy trình kiểm soát hóa chất cho hàng tái chế.
  • Quy trình hành động khắc phục và phòng ngừa hàng tái chế.
  • Quy trình huấn luyện, đào tạo hàng tái chế.
  • Quy trình kiểm soát Tái chế từ nhà cung cấp nguyên vật liệu.
  • Quy trình lấy Tái chế từ tổ chức chứng nhận GRS.

Lý do nên chọn tư vấn – đào tạo GRS tại Napha:

  • Napha là tổ chức tư vấn – đào tạo, có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn – đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, áp dụng thành công, hiệu quả, đạt chứng nhận các Tiêu chuẩn của Việt Nam Và Quốc tế.
  • Đến với dịch vụ tư vấn – đào tạo chứng nhận GRS của Napha, khách hàng sẽ được cung cấp các dịch vụ tốt nhất, với đội ngũ nhân viên và chuyên gia nhiệt tình, giàu kinh nghiệm cùng với sự tiếp cận và nâng cao năng lực liên tục.
  • Tư vấn – đào tạo chuyên nghiệp với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và hướng dẫn tận tình;
  • Thấu hiểu khách hàng, cam kết đảm bảo hiệu quả và theo đúng tiến độ doanh nghiệp yêu cầu;
  • Được cung cấp các tài liệu mẫu miễn phí (sổ tay, quy trình, hường dẫn …)
  • Chi phí hợp lý, điều kiện thanh toán đảm bảo – theo đúng mục tiêu doanh nghiệp đề ra;
  • Thời gian tư vấn – đào tạo linh động với tình hình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Có nhiều gói dịch vụ tư vấn – đào tạo theo tiêu chí, yêu cầu của doanh nghiệp;
  • Cam kết tư vấn đạt 100%;
  • Hợp tác với các tổ chức và cơ quan chứng nhận GRS uy tín nhất để đảm bảo chứng chỉ có công nhận quốc gia và quốc tế phù hợp.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ GỌI NGAY QUA HOTLINE: 0938.161.564

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐÀO TẠO NAPHA

Địa chỉ Tầng 8, Cao Thắng Mall, 19 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Email: tuvannapha@gmail.com

Sản phẩm liên quan

Đã thêm vào giỏ hàng