GIẢI PHÁP GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG NGÀNH THỰC PHẨM

Giảm phát thải khí nhà kính trong ngành thực phẩm đang trở thành xu hướng không thể thiếu trong nỗ lực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu, từ nguồn nguyên liệu sạch đến quy trình sản xuất và vận chuyển, không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín mà còn tiết kiệm chi phí vận hành dài hạn.  

Ngành thực phẩm đóng góp như thế nào vào phát thải khí nhà kính?

🔷Vận chuyển:

Vận chuyển nguyên liệu: Việc vận chuyển nguyên liệu từ nơi sản xuất đến các nhà máy chế biến tiêu tốn nhiều nhiên liệu và gây ra phát thải

Vận chuyển sản phẩm: Vận chuyển sản phẩm từ nhà máy đến các cửa hàng, siêu thị cũng góp phần vào lượng khí thải

🔷Tiêu dùng:

Lãng phí thực phẩm: Người tiêu dùng thường mua quá nhiều thực phẩm hoặc không bảo quản đúng cách dẫn đến lãng phí, gây ra phát thải khi thực phẩm bị phân hủy.

Chọn Lựa thực phẩm: Việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ, sản phẩm sữa sẽ làm tăng lượng khí thải do ngành chân nuôi gây ra.

🔷Nông nghiệp:

Chăn nuôi gia súc: Quá trình tiêu hóa của động vật nhai lại đặc biệt là trâu, bò tạo ra lượng lớn khi metan, một loại khí nhà kính mạnh gấp 25 lần so với CO2

Trồng trọt: Quá trình trồng lúa trên các cánh đồng ngập nước tạo ra khí metan

Phân bón và thuốc trừ sâu: Sử dụng phân bón hóa học giải phóng khi nitrous oxide, một loại khí nhà kính khác

🔷Chế biến thực phẩm:

Tiêu thụ năng lượng: Quá trình chế biến, bảo quản, làm lạnh, đóng gói và bảo quản tiêu thủ một lượng lớn năng lượng, chủ yếu từ nhiên liệu hóa thạch

Lãng phí thực phẩm: Thực phẩm bị lãng phí hoặc bỏ đi trong quá trình sản xuất, vận chuyển, chế biến, bán lẻ và tiêu dùng cũng thải ra khí khi phân hủy tại các bãi chôn lấp.

Tác động của phát thải khí nhà kinh trong ngành thực phẩm là gì?

▪️Tăng nhiệt độ toàn cầu: không chỉ là vấn đề của một quốc gia hay một khu vực mà là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống

▪️Khí hậu cực đoan: sóng nhiệt, hạn hán, lũ lụt, bão… xảy ra thường xuyên hơn và gây ra thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

▪️Mực nước biển dâng: nguy cơ nhấn chìm các vùng đất thấp, ảnh hưởng đến hàng triệu người.

▪️An ninh lương thực: Mất mùa, khan hiếm nước và thay đổi mô hình sản xuất có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp thực phẩm.

▪️Sức khỏe con người: Ô nhiễm không khí và nước do sản xuất thực phẩm có thể gây ra các vấn đề về hô hấp và các bệnh khác.

▪️Mất đa dạng sinh học: Phá rừng, suy thoái đất và ô nhiễm nguồn nước làm suy giảm các hệ sinh thái tự nhiên

▪️Phát thải khí nhà kính từ ngành thực phẩm góp phần đáng kể vào biến đổi khí hậu, gây ra các mối đe dọa nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn nhân loại.

Giảm phát thải khí nhà kính hướng tới phát triển bền vững trong công nghiệp thực phẩm

Các khía cạnh cần quan tâm để giảm phát thải khí nhà kính đối với ngành thực phẩm:

1. Đổi mới công nghệ và phương pháp sản xuất:

Đầu tư vào nghiên cứu cũng như phát triển các công nghệ và thực hành mới như nông nghiệp thông minh và công nghệ chế biến thực phẩm tiên tiến vừa giúp giảm phát thải khí nhà kính, vừa dẫn đến các sản phẩm và quy trình bền vững hơn.

🔸Nông nghiệp:

Canh tác bền vững: Áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến như nông nghiệp hữu cơ, luân canh cây trồng, sử dụng phân bón sinh học để giảm thiểu lượng khí thải từ quá trình sản xuất nông nghiệp.

Chăn nuôi xanh: Áp dụng các phương pháp chăn nuôi giảm thiểu lượng khí methane từ quá trình tiêu hóa của động vật nhai lại, như thay đổi khẩu phần ăn, sử dụng các loại cỏ có khả năng giảm phát thải.

🔸Chế biến:

Năng lượng tái tạo: Sử dụng năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm.

Tiết kiệm năng lượng: Áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng trong quá trình làm lạnh, bảo quản và vận chuyển thực phẩm.

2. Thay đổi chuỗi cung ứng

Việc giảm phát thải khí nhà kính không chỉ là một mục tiêu môi trường toàn cầu mà còn mang đến những tác động sâu sắc và lâu dài đối với ngành thực phẩm.

🔸Vận chuyển:

Giảm vận chuyển đường dài: Ưu tiên sử dụng các sản phẩm địa phương để giảm thiểu lượng khí thải từ vận chuyển

Vận tải bền vững: Sử dụng các phương tiện vận tải công cộng, xe điện hoặc các phương tiện giao thông không phát thải.

🔸Lãng phí thực phẩm:

Quản lí chặt chẽ: Áp dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ để giảm thiểu lượng thực phẩm bị lãng phí trong quá trình sản xuất, chế biến và phân phối.

3. Sức khỏe cộng đồng

Việc chuyển đổi sang chế độ ăn uống bền vững hơn, ít thịt đỏ và các sản phẩm chế biến sẵn, không chỉ giúp giảm phát thải GHG mà còn có lợi cho sức khỏe con người.

Sản phẩm hữu cơ: Thị trường sản phẩm hữu cơ ngày càng phát triển, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm sạch.

Công nghệ xanh: Quản lý lượng khí phát thải từ hoạt động chế biến thực phẩm bằng các phần mềm như: nền tảng kiểm kê khí nhà kính tự động, hệ thống giám sát chất lượng thực phẩm.

Săn đón các nhãn hiệu xanh: Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm có nhãn hiệu xanh, chứng nhận về tính bền vững, thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường.

4. Cơ hội cho các doanh nghiệp thực phẩm

Việc giải quyết vấn đề phát thải khí nhà kính trong ngành thực phẩm không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp phát triển bền vững và có lợi thế cạnh tranh

Nâng cao hiệu quả: Sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả hơn có thể giảm chi phí phát thải khí nhà kính.

Danh tiếng thương hiệu: Người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm đến tính bền vững, và các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp thân thiện với môi trường có thể thu hút và giữ chân khách hàng

Tuân thủ các quy định: Các chính phủ trên toàn thế giới đang thực hiện các chính sách nhằm giảm phát thải khí nhà kính, và các doanh nghiệp chủ động có thể tránh được các hình phạt và rủi ro trong tương lai.

Để hướng tới một tương lai phát triển bền vững, doanh nghiệp cần dành nhiều sự quan tâm đến các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính. Việc nắm rõ các tác động từ hoạt động sản xuất cũng như cách giải quyết chúng giúp cho doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn ngay từ những bước đầu tiên. 

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ GỌI NGAY QUA HOTLINE: 0938.161.564

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐÀO TẠO NAPHA

Địa chỉ Tầng 8, Cao Thắng Mall, 19 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Email: tuvannapha@gmail.com


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng