Xu hướng và nhu cầu toàn cầu về vật liệu bền vững và tái chế

Bà Kim Soo Kyoung – Giám đốc cấp cao CONNECT ON SOURCING đã có bài chia sẻ về chủ đề Xu hướng và nhu cầu toàn cầu về vật liệu bền vững và tái chế từ  khách hàng Hoa Kỳ và EU tại Hội thảo Công nghệ Dệt may lần thứ 9

Hội thảo đã diễn ra thành công tại Khách sạn Sheraton, vào ngày 10 tháng 10 năm 2023. Trong khuôn khổ hội thảo, bà Kim Soo Kyoung – Giám đốc cấp cao CONNECT ON SOURCING đã có bài chia sẻ về chủ đề Xu hướng và nhu cầu toàn cầu về vật liệu bền vững và tái chế từ  khách hàng Hoa Kỳ và EU.

Trong bài chia sẻ, bà Kim đã truyền tải chi tiết các nội dung về Sự thay đổi mang tính toàn cầu cho chất liệu bền vững và tái chế. Theo thống kê chất thải carbon từ quy trình sản xuất dệt may và thời trang chiếm khoảng 8-10%, trong đó chất thải carbon từ việc sản xuất sợi tổng hợp khoảng 65%. Ô nhiễm nguồn nước từ sản xuất dệt may chiếm khoảng 20% lượng nước sạch toàn cầu bị ô nhiễm từ quá trình nhuộm và hoàn tất. Ngoài ra, về rác thải dệt may có khả năng tái chế thấp, chỉ có khoảng 1% quần áo cũ có khả năng đưa vào tái chế thành đồ mới. Các chất xả thải từ sản xuất dệt may ít nhiều có tác động với môi trường, nhưng rác thải lại có mức khả năng tái chế thấp.

Sự thay đổi mang tính toàn cầu cho chất liệu bền vững và tái chế

Chiến lược của EU về dệt may bền vững toàn cầu trong bối cảnh khan thiết phải thay đổi môhình trong ngành thời trang để chấm dứt tình trạng sản xuất thừa thãi và tiêu dung phung phí, biến thời trang nhanh trở nên lỗi thời. Với mục tiêu đến năm 2030 các sản phẩm dệt vào thị trường EU phải có độ bền dài, có thể sửa chữa và tái chế, được làm chủ yếu từ sợ tái chế, không chứa các chất độc hại và được sản xuất một cách có đạo đức, tôn trọng các quyền xã hội và môi trường.

Tiến trình của các thương hiệu cho chất liệu bền vững và tái chế

“Đạo luật thời trang” của New York được thông quá vào tháng 5 năm 2023, mục đích yêu cầu nhà bán lẻ và nhà sản xuất tiết lộ chính sách thẩm định về môi trường và xã hội, thiết lập quỹ lợi ích cộng đồng nhằm mục đích thực hiện một hoặc nhiều dự án mang lợi ích trực tiếp và có thể kiểm chứng cho cộng đồng công lý môi trường.

Biểu đồ So sánh thị trường sợi toàn cầu (2020 vs 2021)

Tiến trình của các thương hiệu cho chất liệu bền vững và tái chế có nghiên cứu về chuyển đổi sang chất liệu mới và đưa ra xu hướng cho vải tái chế. Trong quá trình chuyển đổi đã thấy nhiều lợi ích tích cực như giảm thiểu tiêu thụ nước và xử lý nước thải bằng công nghệ tiên tiến; giảm thiểu tiêu thụ năng lượng, sử dụng dung dịch thải ít CO2 hơn; xử lý các chất hóa học từ đầu vào đến thành phẩm; cải thiện được quy trình quản lý chất thải. Vải tái chế dần trở thành xu với với nhiều loại chất liệu đa dạng: chai nhựa, rác thải nhựa từ biển, chất thải dệt may, chất thải từ nông nghiệp thực phẩm và CO2. Các chất liệu tái chế được truy xuất nguồn gốc và minh bạch trong toàn ngành, vật liệu phải được chứng nhận kèm theo quy trình được chứng nhận.

Tính bền vững của các thương hiệu toàn cầu

Cuối bài chia sẻ, bà Kim cũng đã đưa ra Những yêu cầu và mục tiêu cho ngành thời trang:

  • Cam kết sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc bền vững bao gồm tái chế cho tất cả các sản phẩm
  • Kéo dài vòng đời của sản phẩm bằng cách sửa chữa, tái chế và tái sử dụng và cuối cùng là thiết lập hệ thống tuần hoàn sản phẩm bằng cách tái chế sản phẩm
  • Mục tiêu đến năm 2030 thay thế 100% polyester nguyên chất bằng polyester tái chế, đjat mức phát thải carbon bằng 0.

Nguyên liệu đầu vào tập trung vào các vật liệu thân thiện với môi trường như polyester tái chế và bông hữu cơ. Mở rộng các nguồn bền vững để tái chế hàng dệt may cho các ngành khách nhau, mở rộng nhiều nguồn khác nhau cho các loại vải bền vững như vải có nguồn gốc thực vật hoặc vải sinh học.

Mục tiêu cho ngành dệt may và thời trang trong việc ứng dụng nguyên liệu bền vững và tái chế

Ngành dệt may và thời trang tập trung vào polyester tái chế thay vì nylon tái chế, song với đó là thách thức về chi phí của vật liệu bền vững.

Với xu hướng và nhu cầu toàn cầu về vật liệu bền vững và tái chế, các doanh nghiệp có thể tìm hiểu và áp dụng chứng nhận GRS; chứng nhận RCS cho doanh nghiệp để bắt kịp xu hướng toàn cầu.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ GỌI NGAY QUA HOTLINE: 0938.161.564

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐÀO TẠO NAPHA

Địa chỉ Tầng 8, Cao Thắng Mall, 19 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Email: tuvannapha@gmail.com


Tin tức liên quan

Chứng Nhận ISO 14001:2015: ”Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Môi Trường” Để Làm Gì? Làm Như Thế Nào?
Chứng Nhận ISO 14001:2015: ”Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Môi Trường” Để Làm Gì? Làm Như Thế Nào?

1746 Lượt xem

Bằng cách thực hiện các bước để liên tục cải thiện hệ thống quản lý môi trường của bạn, bạn sẽ đặt doanh nghiệp của bạn trên một khóa học để phát triển bền vững. ISO 14001 là tiêu chuẩn được quốc tế công nhận để hỗ trợ các hoạt động của bạn bằng cách áp dụng các hệ thống quản lý đã được chứng minh.

KHUNG THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN TẮC VỀ MÔI TRƯỜNG THEO ĐIỀU KHOẢN 5 (ESG) CỦA TÀI LIỆU IWA 48:2024
KHUNG THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN TẮC VỀ MÔI TRƯỜNG THEO ĐIỀU KHOẢN 5 (ESG) CỦA TÀI LIỆU IWA 48:2024

359 Lượt xem

Các yếu tố về môi trường của ESG bao gồm các rủi ro, cơ hội và tác động đến môi trường liên quan đến các hoạt động của tổ chức và cùng với các tác động có liên quan đến tổ chức, sản phẩm và dịch vụ thông qua phương pháp tiếp cận mang tính thách thức và xây dựng (xem 7.5.2).

NÊN LỰA CHỌN SEDEX SMETA 2 TRỤ HAY 4 TRỤ?
NÊN LỰA CHỌN SEDEX SMETA 2 TRỤ HAY 4 TRỤ?

845 Lượt xem

SEDEX SMETA, hay còn được biết đến là Supplier Ethical Data Exchange - Sedex Members Ethical Trade Audit, là một hệ thống đánh giá đạo đức và trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu. SEDEX SMETA có hai phiên bản chính là SEDEX SMETA 2 Pillar (2 trụ) và SEDEX SMETA 4 Pillar (4 trụ).

So Sánh Điểm Giống và Khác Nhau Giữa ISO 17025 Và ISO 9001:2015
So Sánh Điểm Giống và Khác Nhau Giữa ISO 17025 Và ISO 9001:2015

3678 Lượt xem

Phân biệt khả năng có thể áp dụng 2 tiêu chuẩn ISO 17025: 2017 và ISO 9001: 2015

CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ NGÀNH DỆT MAY VỀ MÔI TRƯỜNG, LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ NGÀNH DỆT MAY VỀ MÔI TRƯỜNG, LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

672 Lượt xem

Ngày 10/04/2025, tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC), hội thảo “Liên kết doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dệt may: Thích ứng các tiêu chuẩn quốc tế” đã diễn ra với sự tham gia của hơn 300 đại biểu đến từ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, tổ chức chứng nhận, chuyên gia quốc tế và đại diện các nhãn hàng lớn.

LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN ISO 9001 LÀ GÌ?
LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN ISO 9001 LÀ GÌ?

3136 Lượt xem

Lợi ích của Chứng nhận ISO 9001 và các câu hỏi thường gặp

Tư Vấn Chứng Nhận ISO 22000: Cần Đáp Ứng Những Yêu Cầu Như Thế Nào?
Tư Vấn Chứng Nhận ISO 22000: Cần Đáp Ứng Những Yêu Cầu Như Thế Nào?

2094 Lượt xem

Tư vấn chứng nhận ISO 22000: ISO 22000 yêu cầu bạn xây dựng một Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Điều này có nghĩa rằng bạn sẽ có một hệ thống tài liệu tại chỗ và thực hiện đầy đủ trong toàn bộ cơ sở của bạn

NAPHA TƯ VẤN ĐÀO TẠO ISO 22000:2018 CHO CÔNG TY NEW STAR TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC
NAPHA TƯ VẤN ĐÀO TẠO ISO 22000:2018 CHO CÔNG TY NEW STAR TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC

1133 Lượt xem

Tư vấn NAPHA đã tư vấn đào tạo tiêu chuẩn ISO 22000:2018 thành công cho Công ty NEW STAR, một doanh nghiệp chuyên sản xuất rau củ quả sấy tại tỉnh Bình Phước. Dự án tư vấn và đào tạo diễn ra trong suốt ba tháng, với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm, Công ty NEW STAR đã nỗ lực thành công triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng