KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP KHI ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ISO 22000:2018

Ở phần này tư vấn Napha xin nêu ra một số khó khăn của doanh nghiệp khi áp dụng ISO 22000:2018 cũng như đưa ra một số giải pháp trong quá trình tư vấn đào tạo ISO 22000:2018 cho ngành thực phẩm mà tư vấn Napha rút ra được để giải quyết các khó khăn này cho các doanh nghiệp thực phẩm.

Trong phần trước chúng ta đã tìm hiểu về những thuận lợi của doanh nghiệp khi áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018. Ở phần này tư vấn Napha xin nêu ra một số khó khăn của doanh nghiệp khi áp dụng ISO 22000:2018 cũng như đưa ra một số giải pháp trong quá trình tư vấn đào tạo ISO 22000:2018 cho ngành thực phẩm mà tư vấn Napha rút ra được để giải quyết các khó khăn này cho các doanh nghiệp thực phẩm.

II. KHÓ KHĂN:

  1. Lãnh đạo doanh nghiệp chưa quan tâm, thiếu chỉ đạo cần thiết, kịp thời:

Biểu hiện:

- Lãnh đạo chưa xác định rõ mục đích của doanh nghiệp khi xây dựng Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm.

- Cam kết chưa đầy đủ hoặc phổ biến rộng rãi về An toàn thực phẩm.

- Chưa hỗ trợ đầy đủ các nguồn lực cần thiết khi áp dụng ISO 22000.

- Lãnh đạo đưa ra các quyết định chưa phù hợp.

Nguyên nhân:

- Chưa hiểu hết các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000.

- Bối cảnh của tổ chức chưa nhận diện và phân tích.

- Năng lực và nhiệt huyết khi áp dụng ISO 22000.

Giải pháp:

- Tham gia các khóa đào tạo về ISO 22000.

- Đánh giá về hiện trạng, định hướng phát triển của doanh nghiệp.

- Tìm hiểu về môi trường kinh doanh, quy định của pháp luật, yêu cầu khách hàng …

- Kiểm soát, duy trì hệ thống thường xuyên.

  1. Huy động sự tham gia của các thành viên trong doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn
    Biểu hiện:

- Chỉ một vài thành viên hoặc phòng ban tham gia.

- Nhân sự tham gia không nhiệt huyết, không chủ động góp ý kiến, cải tiến.

- Chưa hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Nguyên nhân:

- Không đủ năng lực.

- Chưa hiểu về tiêu chuẩn.

- Trách nhiệm và quyền hạn chưa rõ ràng.

- Không thay đổi, tiếp thu cái mới.

Giải pháp:

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, huấn luyện.

- Xây dựng cơ cấu tổ chức, quy định trách nhiệm rõ ràng.

- Xây dựng nhiều chương trình cải tiến, khen thưởng .

  1. Quan điểm/ Tâm lý của doanh nghiệp

Biểu hiện:

- Thói quen làm theo cách cũ.

- Ngại thay đổi, tiếp thu cái mới.

- Không quan tâm cải tiến.

Nguyên nhân:

- Quen với cách làm cũ.

- Không đầu tư mới do mất thời gian, tốn nhiều nguồn lực.

Giải pháp:

- Thay đổi về mặt tư duy.

- Tham gia nhiều hoạt động để tiếp thu cái mới.

 

Khó khăn và một số giải pháp rút ra trong quá trình tư vấn đào tạo ISO 22000:2018

  1. Triển khai xây dựng văn bản tài liệu/ hồ sơ hệ thống ISO 22000 không mang lại hiệu quả

Biểu hiện:

- Không xác định được các văn bản cần xây dựng khi hệ thống hóa tài liệu.

- Phân công công việc chưa phù hợp theo năng lực, vị trí chức danh.

- Kiểm soát phiên bản, nội dung văn bản chưa rõ ràng, có sự trùng lặp.

- Các yêu cầu của pháp luật, khách hàng … chưa được cập nhật đầy đủ, kịp thời.

- Hệ thống xây dựng không mang lại hiệu quả, mất nhiều thời gian.

Nguyên nhân:

- Chưa hiểu hết các yêu cầu tiêu chuẩn, thực tế hoạt động của doanh nghiệp.

- Chưa nắm rõ các yêu cầu pháp luật, yêu cầu của khách hàng.

- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp chưa hợp lý.

- Năng lực người phụ trách chưa đáp ứng yêu cầu công việc.

Giải pháp:

- Triển khai các khóa đào tạo, huấn luyện về ISO 22000.

- Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý.

- Học hỏi kinh nghiệp các doanh nghiệp xây dựng thành công.

  1. Lập kế hoạch chưa hợp lý

Biểu hiện:

- Rút ngắn thời gian xây dựng hệ thống để nhanh chóng đánh giá chứng nhận.

- Không ưu tiên xây dựng các văn bản bắt buộc/ cần thiết của hệ thống trước.

Nguyên nhân:

- Do ban lãnh đạo chủ quan.

- Phân công chưa hợp lý

- Chuẩn bị về nguồn lực chưa tốt.

Giải pháp:

- Tiến hành theo trình tự và đầy đủ yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000.

- Phân công trách nhiệm rõ ràng.

- Lãnh đạo cần quan tâm và hiểu rõ về hệ thống ISO 22000 đã xây dựng của doanh nghiệp.

  1. Kinh phí khi xây dựng hệ thống ISO 22000

Biểu hiện:

Không thực hiện đầy đủ các cam kết của lãnh đạo:

Không đầu tư nâng cấp, cải tiến trang thiết bị, cơ sở hạ tầng;

Không tổ chức đào tạo, huấn luyện nâng cao năng lực;

Lãnh đạo chỉ tập trung vào lợi nhuận.

Nguyên nhân:

Không muốn đầu tư do tốn chi phí hoạt động của doanh nghiệp.

Khó khăn về tài chính.

Chưa xây dựng mối liên hệ giữa mục tiêu chất lượng - An toàn thực phẩm với các mục tiêu khác.

Giải pháp:

Nhận thức được lợi ích/ giá trị mang lại khi xây dựng hệ thống.

Xây dựng chi phí hoạt động riêng khi áp dụng ISO 22000.

Tổ chức nhiều chương trình cải tiến, tiết kiệm.

Xây dựng mục tiêu doanh nghiệp cần liên kết các mục tiêu khác nhau.

  1. Thiếu nhân sự

Biểu hiện:

Một người kiêm nhiệm nhiều vị trí công việc.

Không hoàn thành công việc được giao.

Nguyên nhân:

Chưa chú trọng công tác tuyển dụng.

Nhận sự nhận việc chưa đào tạo đầy đủ.

Năng lực nhân sự không phù hợp.

Giải pháp:

Xây dựng các kế hoạch tuyển dụng phù hợp.

Tổ chức đào tạo và đánh giá năng lực định kỳ.

  1. Việc duy trì hệ thống ISO 22000

Biểu hiện:

Không tiến hành đánh giá nội bộ hoặc đánh giá không nghiêm túc.

Kết quả đánh giá nội không chính xác.

Lãnh đạo không xem xét về hệ thống.

Không xây dựng các chương trình cải tiến, cải tiến liên tục.

Nguyên nhân:

Nhận thức về Đánh giá nội bộ còn chưa đúng cho là tốn thời gian & nguồn lực.

Chuyên gia đánh giá nội bộ không đủ năng lực.

Giải pháp:

Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ.

Lập kế hoạch và xây dựng chương trình đánh giá nội bộ chi tiết, rõ ràng.

Lãnh đạo xem xét thường xuyên để đánh giá hiệu quả của hệ thống.

        Có nhiều chương trình cải tiến.

  1. Các văn bản pháp quy và  chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Cơ quan quản lý nhà nước

Biểu hiện:

Chưa có nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong việc áp dụng Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm.

Doanh nghiệp chưa tìm hiểu và áp dụng đầy đủ các văn bản pháp luật ban hành.

Nguyên nhân:

Hạn chế về nguồn lực, kinh phí và cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp.

Các văn bản pháp luật ban hành nhiều, thay đổi liên tục, ban hành mới và bãi bỏ 1 phần quy định cũ …

Chưa phân công nhân sự chuyên trách về pháp lý.

Giải pháp:

Doanh nghiệp cần nghiên cứu và cập nhật văn bản pháp luật thường xuyên.

Liên tục tìm hiểu thông tin về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp liên quan.

III. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG HIỆU QUẢ ISO 22000:2018:

  1. Lãnh đạo doanh nghiệp:

✔️Quyết tâm và chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát quá trình triển khai áp dụng ISO 22000;

✔️Hiểu rõ nội dung cơ bản của tiêu chuẩn ISO 22000;

✔️Hoạch định chính sách, mục tiêu An toàn thực phẩm, phạm vi thực hiện;

✔️Cử thành viên trong Ban lãnh đạo phụ trách chương trình;

✔️Cung cấp đầy đủ nguồn lực cần thiết để đào tạo và triển khai.                                           

  1. Nhân sự trong doanh nghiệp:

✔️Hiểu được ý nghĩa, mục đích của Quản lý An toàn thực phẩm;

✔️Ý thức được trách nhiệm của mình trong công việc được giao;

✔️Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định đối với công việc cụ thể.

  1. Công nghệ, thiết bị, hạ tầng:

✔️Có đủ khả năng sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm;

✔️Có khả năng kiểm soát các thông số ảnh hưởng đến An toàn vệ sinh thực phẩm;

✔️Đáp ứng các quy định của Nhà nước, các yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm liên quan.

  1. Tổ chức chứng nhận:

✔️Lựa chọn Tổ chức uy tín;

✔️Có lực lượng chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp;

✔️Đánh giá khách quan, mang lại nhiều cơ hội cải tiến cho doanh nghiệp.

Xem Thêm: Những Thuận Lợi Của Doanh Nghiệp Khi Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm ISO 22000:2018

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ GỌI NGAY QUA HOTLINE: 0938.161.564

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐÀO TẠO NAPHA

Địa chỉ Tầng 8, Cao Thắng Mall, 19 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Email: tuvannapha@gmail.com


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng